EuroCham kỳ vọng sớm khôi phục sản xuất, đẩy nhanh "hộ chiếu vắc xin" điện tử

(HQ Online) - Mặc dù đại dịch Covid-19 gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, nhưng cộng đồng doanh nghiệp này vẫn bày tỏ sự lạc quan và niềm tin khi đầu tư vào Việt Nam.
EuroCham phát động chiến dịch ủng hộ trang thiết bị y tế cho Việt Nam
Lần đầu tiên có đoàn tàu hàng chạy thẳng từ Việt Nam sang Châu Âu
Các doanh nghiệp EuroCham tự tin về triển vọng dài hạn của kinh tế Việt Nam
EuroCham kỳ vọng sớm khôi phục sản xuất, đẩy nhanh
EuroCham trao số tiền ủng hộ từ quỹ "Hồi sinh nhịp thở".

Vào tối 9/9, ngay sau buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với các đại sứ, đại diện một số tổ chức, doanh nghiệp châu Âu để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đầu tư trong bối cảnh dịch bệnh, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã tổ chức họp báo để thông tin về kết quả buổi làm việc.

Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham cho biết, cuộc làm việc với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kéo dài 4 giờ được tổ chức trực tiếp và trực tuyến đã thảo luận về những khó khăn của đợt bùng phát dịch lần thứ tư hiện nay, từ đó chia sẻ các giải pháp để hỗ trợ các hoạt động kinh tế và xã hội nhằm khôi phục sự phát triển của đất nước sau đại dịch.

Theo đó, các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đã nhấn mạnh với Chính phủ Việt Nam về sự cần thiết phải đẩy nhanh việc triển khai tiêm vắc xin diện rộng, đảm bảo sự lưu thông tự do của hàng hóa và việc đi lại thuận tiện hơn cho người lao động; rút ngắn thời gian cho các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia đã được tiêm vắc xin trở lại Việt Nam làm việc; đảm bảo các nhà máy và công ty có thể hoạt động trở lại càng sớm càng tốt; giải pháp sống chung với virus để duy trì tăng trưởng kinh tế.

Chủ tịch EuroCham cho biết, chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) của EuroCham hiện đang ghi nhận kết quả thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn có niềm tin và lạc quan vào tương lai và sự lãnh đạo của Chính phủ.

“Hiện chưa có doanh nghiệp châu Âu nào rời khỏi Việt Nam do tác động của đại dịch, nhưng nếu các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội và hạn chế đi lại tiếp tục kéo dài hơn nữa, các dự án đầu tư mới có thể gặp rủi ro và các công ty có thể xem xét di chuyển tới các nơi khác trong khu vực”, Chủ tịch EuroCham nhận định.

Ngoài ra, theo ông Guru Mallikarjuna, Tổng giám đốc Bosch Việt Nam, thành viên của EuroCham, cộng động doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đã kiến nghị về việc sửa đổi mô hình "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến" đang khiến hầu hết doanh nghiệp khó khăn.

EuroCham cũng đưa ra khuyến nghị với Bộ Tài chính để nghiên cứu chính sách hỗ trợ tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp, liên quan tới việc giãn, hoãn thuế, phí. EuroCham cũng ủng hộ việc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư mới, cho phép nới thêm thời gian ngân hàng cơ cấu nợ, giảm lãi, phí cho doanh nghiệp… Tuy nhiên, các chính sách cần triển khai nhanh và đi vào thực tế hiệu quả.

Ngoài ra, cả Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam đều đang rất kỳ vọng vào việc triển khai Hiệp định EVFTA, bởi đây là cầu nối cho thương mại, đầu tư giữa hai bên. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để triển khai nhanh và hiệu quả EVFTA.

Liên quan tới vắc xin, Chủ tịch EuroCham cho biết, đã có 10 triệu liều vắc xin được các quốc gia châu Âu cung cấp cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX. Thời gian tới sẽ có khoảng 3 triệu liều vắc xin nữa được cung cấp thông qua cơ chế này. Vị này cũng cho biết là đã làm việc với các đại sứ châu Âu để khẳng định thông điệp, Việt Nam nên nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu trong các quốc gia đang phát triển để cung cấp vắc xin.

Một trong những vấn đề được cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam quan tâm là cần có "hộ chiếu vắc xin" điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển tự do cho những người đã được tiêm chủng trong và ngoài nước. Đặc biệt, EuroCham hy vọng Chính phủ sẽ đẩy nhanh quy trình cho phép lãnh đạo các doanh nghiệp nước ngoài, các chuyên gia và gia đình của họ quay trở lại Việt Nam.

Ngày 9/9, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19, một trong những nhiệm vụ Chính phủ đặt ra là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trong tháng 9/2021, chỉ đạo các địa phương thực hiện linh hoạt, nới lỏng một số quy định, điều kiện về việc cấp, gia hạn, xác nhận giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phù hợp với bối cảnh mới nhưng phải tuyệt đối an toàn về phòng, chống dịch.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều