Doanh nghiệp Việt Nam đã đứng lên sau đại dịch, nhưng không đồng đều

(HQ Online) - Theo báo cáo vừa công bố về kết quả khảo sát đánh giá tác động của Covid-19 lên doanh nghiệp (DN) Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB), các DN đang phục hồi ở mức trung bình, nhưng tình trạng phục hồi không đồng đều ở một số ngành, lĩnh vực.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Rào cản từ chính sách đến thực thi
Điều gì đang chờ đợi các doanh nghiệp trong 5 năm sắp tới?
Chính sách còn khoảng cách lớn, 80% doanh nghiệp chưa nhận được hỗ trợ
Doanh nghiệp thép kỳ vọng sẽ đạt kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2020. 	Ảnh: ST
Doanh nghiệp đã phục hồi trở lại sau đại dịch Covid-19. Ảnh: Internet

Cuộc khảo sát của WB được thực hiện thường xuyên với hơn 500 DN tại Việt Nam để đánh giá tác động của Covid-19 về hoạt động của doanh nghiệp, các chiến lược thích ứng và khả năng tiếp cận hỗ trợ của Chính phủ. Đợt khảo sát lần 2 được thực hiện từ ngày 15/9 đến 27/10.

60% DN khó tiếp cận nguồn tài chính

Theo kết quả khảo sát, số DN mở cửa hoạt động đầy đủ trở lại trong tháng 9-10 đã tăng thêm 13%, nâng tổng số DN này lên 94%.

Tuy nhiên, tình trạng phục hồi không đồng đều. Một số DN đã cải thiện doanh số nhưng nhiều DN khác thậm chí còn bị sụt giảm hơn cả hồi tháng 6. Các ngành bán lẻ, bán buôn và các DN quy mô vừa và lớn có tốc độ phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra, nhiều DN vẫn hoạt động dưới công suất (dưới mức trước đại dịch), doanh số của các DN vẫn thấp hơn khoảng 36% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Việt Nam đã đứng lên sau đại dịch, nhưng không đồng đều
Doanh số của các DN vẫn thấp hơn khoảng 36% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, tình trạng cắt giảm lao động đã giảm nhẹ nhưng hiện trạng việc làm nói chung vẫn không cải thiện so với tháng 6.

Các DN vẫn phải áp dụng các biện pháp tạm thời như cho nghỉ phép, giảm lương, giảm giờ làm. Tuy vậy, tỷ lệ số DN phải dùng đến các biện pháp này đã giảm mạnh.

Khoảng 40% DN được khảo sát gặp khó khăn do nguồn cung đầu vào giảm, 10% phải hủy hợp đồng bán hàng do không đủ vật tư đầu vào.

Về tài chính, kết khả khảo sát cho thấy, việc tiếp cận nguồn tài chính vốn là vấn đề trầm kha tại Việt Nam, nhưng thời gian này lại càng trở nên trầm trọng hơn nhất là khi DN đồng thời gặp khó khăn về thanh khoản.

Trên 60% DN được khảo sát cho biết họ gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn tài chính. Vấn đề này tập trung chủ yếu ở các DN nhỏ và vừa do gặp khó khăn về tài sản thế chấp. Lãi suất và rủi ro trả nợ là vấn đề chung mà tất cả các DN đều gặp phải.

Doanh nghiệp Việt Nam đã đứng lên sau đại dịch, nhưng không đồng đều
DN gặp khó về thanh khoản và tiếp cận nguồn vốn.

DN nhỏ và vừa dần bắt kịp DN lớn về chuyển đổi số

Để giải quyết những khó khăn do tác động từ dịch bệnh, các DN cho biết vẫn tiếp tục tăng cường sử dụng các nền tảng số.

Trong giai đoạn tháng 9-10, gần 60% DN được khảo sát cho biết đã thực hiện hoặc tăng cường sử dụng nền tảng số. Thời gian đầu, số DN ứng dụng nền tảng số tăng mạnh (48% vào tháng 6), sau đó giảm xuống, nhưng vẫn tăng thêm 11% trong tháng 9-10.

Các DN nhỏ và vừa thường áp dụng nền tảng số cho các quy trình nghiệp vụ ít phức tạp trong khi các DN lớn có xu thế ứng dụng nền tảng số vào các công đoạn phức tạp hơn như lập kế hoạch, quản lý chuỗi cung ứng... Nhưng các DN nhỏ và vừa đang dần bắt kịp các DN lớn về đầu tư vào các nền tảng số.

Về phía các chính sách hỗ trợ, báo cáo cho biết, hình thức hỗ trợ chủ yếu mà các DN nhận được là giãn thời hạn nộp thuế và các khoản khác (17% số DN).

Các DN lớn và DN ngành công nghiệp chế tạo dễ tiếp cận hơn, trong đó các DN trong ngành nông nghiệp có tỷ lệ tiếp cận cao hơn hẳn.

Hai cản trở chính trong tiếp cận hỗ trợ của Nhà nước là mức độ nhận biết về chương trình hỗ trợ này còn thấp và các thủ tục rườm rà kèm theo; tuy nhiên trong giai đoạn kể từ sau tháng 6, mức độ nhận biết của các DN đã có sự cải thiện.

Nhận định về tình hình 6 tháng tới, hầu hết DN cho rằng doanh số và việc làm sẽ giảm. Tính trung bình, các DN dự kiến doanh số sẽ giảm 11-51% và việc làm sẽ giảm 7-61%.

Các DN cỡ vừa có dự báo tiêu cực hơn so với các DN khác cả về doanh số (5%) và việc làm (11%).

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

(HQ Online) - SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với năm 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.

Đọc nhiều