Điều gì đang chờ đợi các doanh nghiệp trong 5 năm sắp tới?

(HQ Online) - Bên cạnh những cơ hội về thương mại, đầu tư từ các FTA đã được ký kết thời gian qua, sức ép từ các thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng... doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng các tiêu chỉ ngày càng khắt khe về các vấn đề môi trường, lao động…
Các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam vẫn vững vàng trong đại dịch
Doanh nghiệp chờ đợi điều gì gói hỗ trợ lần 2
1246-hoyt-yyng-syn-xuyt-tyi-vinaseed
Các doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ các quy định ngày càng cao về môi trường, lao động... theo cam kết trong các FTA

Nhận định trên được các chuyên gia đưa ra tại buổi tọa đàm trực tuyến “5 năm tới: Cơ hội và thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp” do Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức ngày 8/12.

Chia sẻ tại tọa đàm, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, nhờ quá trình hội nhập, Việt Nam tăng trưởng nhanh thông qua xuất khẩu và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Các FTA cũng là chất xúc tác tạo ra áp lực để hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng gần hơn với tiêu chuẩn quốc tế và trở thành một trong những “vùng trũng” về thu hút đầu tư FDI.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, các doanh nghiệp cũng đối mặt nhiều rủi ro, bất định hơn. Song song với xu hướng toàn cầu hóa, đa phương hóa thì vẫn có không ít quốc gia theo chủ nghĩa bảo hộ. Do đó, doanh nghiệp ngoài việc tận dụng tốt cơ hội thị trường thì phải đánh giá đúng, đủ các nguy cơ, rủi ro và xây dựng chiến lược ứng phó linh hoạt.

Trong bối cảnh đó, Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng, việc cạnh tranh không chỉ là áp lực mà còn là động lực để doanh nghiệp cải thiện chất lượng, trình độ. Với bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự chuyển đổi nhanh chóng của số hóa, tốc độ nắm bắt thị trường của doanh nghiệp sẽ quan trọng hơn quy mô của doanh nghiệp, năng lực kết nối nguồn lực quan trọng hơn khả năng tài chính, cách vận dụng quan trọng hơn công nghệ đơn thuần.

Đồng quan điểm trên, bà Đinh Ánh Tuyết, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Luật sư Thương mại Quốc tế (VBLC) cho rằng, trong 5 năm tới, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng nên sức ép từ các nước nhập khẩy sẽ vẫn gia tăng. Điều này đồng nghĩa với các vụ kiện phòng vệ thương mại sẽ vẫn tiếp diễn. Đặc biệt trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, Nhật, EU đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.

“Kinh nghiệm cho thấy khi nào các doanh nghiệp của các nước này không phát triển thì chủ nghĩa bảo hộ được nâng lên, đi kèm với đó là các rào cản thương mại. Thậm chí điều này không dừng lại ở các biện pháp truyền thống như chống bán phá giá, chống trợ cấp, mà sẽ có những hình thức mới như áp thuế vì mục đích an ninh quốc gia như Mỹ đã áp dụng với mặt hàng nhôm và thép, các biện pháp chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá…” – bà Tuyết chỉ rõ.

Trong bối cảnh như vậy, điều gì sẽ chờ đợi các doanh nghiệp trong 5 năm tới? Bà Tuyết nêu quan điểm, với các hiệp định FTA mà Việt Nam đã tham gia ký kết, bên cạnh những lợi ích về mở cửa thị trường, thu hút đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp thì các sức ép cho cả doanh nghiệp và Chính phủ đều sẽ tăng lên. Các FTA thế hệ mới đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn về môi trường, lao động… khiến cho chi phí tăng lên.

Trong khi đó, các doanh nghiệp chỉ có lựa chọn duy nhất đó là tuân thủ các cam kết. “Nếu không tuân thủ, các nước sẽ áp dụng các biện pháp xử lý theo các quy định được các nước nội luật hóa” – bà Tuyết nhấn mạnh.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đọc nhiều