Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Theo báo cáo, Masan Consumer và Techcombank là 2 nguồn đóng góp chính vào lợi nhuận của Masan Group.
Trong đó, quý 3/2024 nhiều khả năng WinCommerce có thể có quý đầu tiên báo lãi, Masan High-Tech Materials giảm lỗ, chi phí lãi vay giảm.
Người tiêu dùng mua sắm sản phẩm tại siêu thị của Winmart của Masan |
Lãi quý III cao hơn quý II; Quý IV kế hoạch nhận về đến 80 triệu USD
Trong tháng 5 vừa qua, Masan công bố thông tin về việc ký kết Hợp đồng mua bán giữa Mitsubishi Materials Corporation Group (MMC) và Masan High - Tech Materials (MHT, công ty con của Tập đoàn Masan).
Theo nội dung công bố, Tập đoàn Masan dự kiến sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận một lần khoảng 40 triệu USD từ giao dịch bán HCS và hưởng lợi từ việc tăng lợi nhuận thuần sau thuế thêm 20 - 30 triệu USD trong dài hạn.
Đã nhận phần đặt cọc từ MMC là 54 triệu USD, Masan kỳ vọng sẽ hoàn tất thương vụ và nhận về 70-80 triệu USD tiền mặt trong quý IV/2024.
“Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận quý III sẽ cao hơn quý II vừa qua nhờ vào khả năng sinh lời liên tục được cải thiện của WinCommerce, sự tăng trưởng của Masan Consumer cũng như những tín hiệu tích cực từ các mảng kinh doanh khác”, đại diện Masan chia sẻ về triển vọng lợi nhuận quý III/2024 của Masan trong cuộc họp với các nhà đầu tư.
Quỹ ngoại “rót” 5 tỷ USD
Biểu đồ dòng vốn ngoại mua ròng với cổ phiếu Masan đứng đầu bảng |
Theo ông Michael Hung Nguyen, Phó tổng giám đốc Masan Group: “Trong 17 năm qua, Masan đã huy động vốn thành công xấp xỉ 5 tỷ đô. Các nhà đầu tư như KKR, TPG, SK group đều đầu tư nhiều lần vào Masan và hướng tới sự hợp tác lâu dài.”
Vị PTGĐ cho rằng để gia tăng cơ hội huy động vốn thành công, doanh nghiệp cần phải có chiến lược rõ ràng khiến nhà đầu tư có thể hiểu và tin được.
Ông Michael Hung Nguyen đưa ra dẫn chứng về thương vụ giúp Masan bước chân vào lĩnh vực bán lẻ và gặt hái thành công: “Cuối năm 2019, Masan bước vào thị trường bán lẻ bằng thương vụ mua VinCommerce (sau đổi tên là WinCommerce).
Tại thời điểm đó, EBITDA của WinCommerce là âm 7% và bây giờ chỉ số này đang là dương 4% có nghĩa là thay đổi 11% trong vòng 4 năm sau khi WinCommerce được Masan Group mua lại”.
J.P Morgan khuyến nghị tăng tỷ trọng, định giá 98.000 đồng/cổ phiếu
Tập đoàn tài chính J.P Morgan vừa công bố báo cáo phân tích triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam và lựa chọn cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan là ưu tiên hàng đầu.
Báo cáo của J.P Morgan nêu rõ các động lực tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam gồm nâng hạng thị trường; chu kỳ kinh tế tăng tốc vào giai đoạn cuối và đầu năm (từ quý IV đến quý I năm sau).
Cổ phiếu MSN của Masan vượt kháng cự quan trọng tại vùng 78.000đ/cổ phiếu |
Cụ thể, J.P Morgan cho rằng Việt Nam sẽ tăng trưởng vượt dự báo so với các nước trong khối ASEAN với sự tăng trưởng vững chắc trong các quý tới.
Nền kinh tế Việt Nam có xu hướng tăng tốc trong quý 4 do chu kỳ kinh doanh (các nhà xuất khẩu tăng tốc trước kỳ nghỉ lễ), đầu tư công (Chính Phủ thúc đẩy giải ngân trước cuối năm) và dòng khách du lịch sôi động.
Ngoài ra, Chính Phủ đang cố gắng đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và mở rộng hạn ngạch tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng với mục tiêu tăng trưởng GDP trong khoảng 6,5-7% (tăng từ mức 6-6,5% vào đầu năm).
Đặc biệt, trong bốn quý gần đây, tăng trưởng của Việt Nam đã vượt xa các nước ASEAN còn lại.
Với những triển vọng tích cực của thị trường chứng khoán và nền kinh tế Việt Nam, J.P Morgan cũng đưa ra những chiến lược đầu tư trong báo cáo lần này. Trong đó, tập đoàn tài chính này đánh giá cao ngành tiêu dùng thiết yếu.
“Chúng tôi tin rằng động lực thuận lợi trong ngắn hạn đang ủng hộ cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng thiết yếu với: Dòng tiền tiềm năng từ nâng cấp thị trường chứng khoán, Đồng USD thấp hơn giúp giảm chi phí đầu vào và Tăng trưởng doanh thu ổn định.”, báo cáo nêu rõ.
Trong ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, J.P Morgan lựa chọn cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan là mục tiêu ưu tiên hàng đầu và định giá 98.000 đồng/cổ phiếu.
Ý kiến bạn đọc