Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: EVN phải đảm bảo vững chắc an ninh cung ứng điện

(HQ Online) - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: “Một trong những nhiệm vụ với EVN thời gian tới là bảo đảm vững chắc an ninh cung ứng điện; cung cấp đầy đủ điện năng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái”.
EVN giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 2 trên 3.000 tỷ đồng
EVN cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến lên Cổng dịch vụ công Quốc gia
EVN sắp nhập khẩu hàng trăm MW điện từ Lào
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: EVN phải đảm bảo vững chắc an ninh cung ứng điện
Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại lễ đón nhận danh hiệu “Anh hùng Lao động” thời kỳ đổi mới và kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954-21/12/2020) diễn ra sáng nay, 21/12, tại Hà Nội, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Trần Đình Nhân cho biết, trong 66 năm qua, ngành Điện lực Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Điện thương phẩm tăng trưởng bình quân 9,7%/năm, năm 2020 đạt 215 tỷ kWh, mức sử dụng điện bình quân đạt hơn 2.200kWh/người/năm.

EVN đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực thông qua ứng dụng các công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Cùng với đó, chất lượng nguồn nhân lực đã được nâng cao đáng kể, nhiều công trình nguồn và lưới điện quy mô lớn, phức tạp đã được đội ngũ cán bộ, kỹ sư trong nước đảm nhận thiết kế và tổ chức quản lý thi công, tiêu biểu như các nhà máy thủy điện Sơn La, Lai Châu, các đường dây, trạm biến áp siêu cao áp 500kV.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá, ngành công nghiệp điện là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: EVN phải đảm bảo vững chắc an ninh cung ứng điện

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao danh hiệu "Anh hùng Lao động" thời kỳ đổi mới cho EVN

Trải qua 66 năm xây dựng, EVN đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó,… đảm bảo cung cấp đủ điện cho đất nước.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng xác định nhiệm vụ đối với EVN thời gian tới. Đó là bảo đảm vững chắc an ninh cung ứng điện; cung cấp đầy đủ điện năng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Theo Phó Thủ tướng, EVN cần phát triển hạ tầng ngành Điện đồng bộ, thông minh và hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đặc biệt, Tập đoàn cần khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước kết hợp với xuất, nhập khẩu năng lượng hợp lý; triệt để thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng.

Ngành Điện cũng cần chủ động sản xuất được một số thiết bị chính trong ngành; nâng cấp, xây dựng lưới điện truyền tải, phân phối điện tiên tiến, hiện đại; đẩy mạnh thực hiện tiết kiệm điện, giảm tổn thất điện năng; tiếp tục nâng cao hơn nữa khâu dịch vụ khách hàng, trong đó, tiếp tục phát huy thành tích tiên phong phục vụ người dân và doanh nghiệp qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

“Nhiệm vụ phát triển EVN thành tập đoàn kinh tế mạnh với tầm nhìn trở thành tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và khu vực châu Á năm 2045”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Để triển khai thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, trong năm 2021 và các năm tiếp theo, Phó Thủ tướng đề nghị EVN tổ chức thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ của Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 dự kiến được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2021.

“EVN cần thực hiện thị trường hóa giá điện nhằm đạt mục tiêu khuyến khích đầu tư cho phát triển ngành điện, thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa các mục tiêu chính trị - kinh tế - xã hội của Nhà nước và mục tiêu sản xuất kinh doanh, tự chủ tài chính của các doanh nghiệp ngành Điện”, Phó Thủ tướng nói.

Suốt thời gian qua, hạ tầng cung cấp điện đã được đầu tư phát triển mạnh mẽ về quy mô và mức độ hiện đại cả 3 khâu phát điện, truyền tải và phân phối kinh doanh điện. Hiện nay, tổng công suất nguồn điện đạt trên 60.000MW, xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á, thứ 23 trên thế giới. Cơ cấu nguồn điện gồm đủ các loại hình thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện dầu, tuabin khí, đặc biệt năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) đã chiếm tỷ trọng cao trong hệ thống.

Hệ thống điện quốc gia đã vươn tỏa tới mọi miền đất nước. Đường dây siêu cao áp 500kV Bắc - Nam - “xương sống” của hệ thống điện Việt Nam đã được bổ sung thêm mạch thứ 3. Lưới điện tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam được kết nối mạch vòng đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

(HQ Online) - Với mong muốn tăng cường tính an toàn bảo mật giao dịch cho khách hàng và tuân thủ quy định của pháp luật, từ ngày 15/05/2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tiến hành điều chỉnh, tối ưu phương thức xác thực giao dịch hiện có cho doanh nghiệp khi sử dụng SHB Corporate Online.

Đọc nhiều