Nghị định về cải cách kiểm tra chuyên ngành cần chi tiết về trình tự thực hiện

(HQ Online) - Xây dựng dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu là hiện thực hóa mục tiêu cải cách mô hình kiểm tra chuyên ngành.
Dự thảo Nghị định quy định về kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm: Bước cải cách lớn về kiểm tra chuyên ngành
MEGASTORY: Hành trình hiện thực hóa chỉ đạo của Chính phủ: Cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu
Tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý theo mục tiêu Đề án cải cách mô hình kiểm tra chuyên ngành
5825-img-0224
Công chức Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.Linh

Góp ý vào dự thảo Nghị định, Cục Hải quan Hà Nội cho rằng cần làm rõ nội dung “Cơ quan Hải quan là đầu mối trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu”. Dự thảo Nghị định mới chỉ xác định cơ quan Hải quan là một đơn vị có chức năng kiểm tra. Nếu quy định lựa chọn, qua tham khảo một số doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ lựa chọn làm trước thông quan, tại cơ quan kiểm tra của bộ quản lý ngành, lĩnh vực như hiện tại. Có thể trên thực tế, cơ quan Hải quan chỉ thực hiện thủ tục kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra giảm.

Theo đó, Cục Hải quan Hà Nội đề nghị nên quy định tại dự thảo nghị định đối với hàng hóa nhập khẩu, cơ quan Hải quan có quyền và trách nhiệm quyết định phương thức kiểm tra; tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra; tổ chức kiểm tra (trực tiếp tại các đơn vị thuộc cơ quan Hải quan) hoặc chuyển hồ sơ đăng ký kiểm tra cho cơ quan, tổ chức do bộ quản lý ngành, lĩnh vực giao, chỉ định và thông báo kết quả kiểm tra.

Bên cạnh đó, theo Cục Hải quan Hà Nội cần xem xét quy định kiểm tra hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu trong quá trình thông quan hàng hóa. Thực hiện đánh giá tác động đối với doanh nghiệp và năng lực của đơn vị hải quan cửa khẩu, hải quan ngoài cửa khẩu. Đảm bảo mục tiêu của Đề án nhằm tạo thuận lợi, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, cắt giảm chi phí, thời gian thông quan… Tránh ùn tắc tại cửa khẩu, tạo áp lực về khối lượng công việc cho chi cục hải quan cửa khẩu.

Cũng góp ý vào dự thảo quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, Cục Hải quan Hà Nội cho rằng cần bổ sung trường hợp miễn kiểm tra.

Bởi, ngày 27/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 431/QĐ-TTg phê duyệt Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trong đó có quy định về việc miễn giấy phép, miễn điều kiện, miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa phải cấp phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp: hàng hóa có trị giá hải quan từ 1.000.000 đồng trở xuống, trừ trường hợp các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có thông báo gửi đến Tổng cục Hải quan hàng hóa không được phép miễn giấy phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành. Hàng hóa có trị giá hải quan trên 1.000.000 đồng nhưng hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa được miễn giấy phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành theo số lượng/định lượng nhất định thì được miễn giấy phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành.

Do đó, Cục Hải quan Hà Nội cũng đề xuất bổ sung trường hợp hàng hóa thương mại điện tử được miễn kiểm tra.

Ngoài ra, dự thảo nghị định cần quy định rõ, chi tiết về trình tự thực hiện các công việc thuộc quyền, nghĩa vụ của cơ quan kiểm tra và doanh nghiệp; quy định trình tự thực hiện trong trường hợp Hệ thống gặp sự cố hoặc chưa đáp ứng…

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều