Loan tin gây nhiễu loạn thị trường giá cả, phạt tiền tới 20 triệu đồng

(HQ Online) - Nghị định mới ban hành của Chính phủ quy định phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi loan tin, đưa tin không chính xác, gây nhiễu loạn thông tin thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ.
Lựa chọn công cụ, xác định liều lượng chính sách cho kiểm soát lạm phát Cần chế tài đủ mạnh trước hành vi lợi dụng tăng lương để tăng giá Đảm bảo bình ổn giá đi kèm ổn định kinh tế vĩ mô
Loan tin gây nhiễu loạn thị trường giá cả, phạt tiền tới 20 triệu đồng
Cùng với việc điều chỉnh tăng mức xử phạt còn có các quy định về khắc phục hậu quả và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung. Ảnh: ST

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2024/NĐ-CP ngày 12/7/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá (Nghị định số 87). Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá, mức phạt từ 20-70 triệu đồng tuỳ theo mức độ vi phạm với hành vi công khai không đầy đủ, công khai không đúng thời hạn, không công khai thông tin về Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật. Đối với hành vi không báo cáo và báo cáo không chính xác, không đầy đủ, không đúng thời hạn về Quỹ bình ổn giá theo quy định thì có mức phạt tiền cao nhất là 70 triệu đồng.

Nghị định quy định phạt tiền từ 60-80 triệu đồng đối với hành vi trích lập không đầy đủ Quỹ bình ổn giá theo quy định; phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với hành vi không trích lập Quỹ bình ổn giá theo quy định; phạt tiền từ 120-150 triệu đồng đối với hành vi sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật.

Nghị định số 87 quy định mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm hành chính trong quản lý giá là 150 triệu đồng, đối với tổ chức là 300 triệu đồng. Ngoài xử phạt, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.

Cụ thể, đối với các hành vi vi phạm liên quan đến giá, mức phạt cao nhất lên tới 30 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Đối với các hành vi vi phạm trong quy định về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mức phạt từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: bán không đúng mức giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể; bán cao hơn mức tối đa của khung giá do Nhà nước ban hành; bán thấp hơn mức tối thiểu của khung giá do Nhà nước ban hành; bán cao hơn giá tối đa do Nhà nước ban hành. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định do hành vi vi phạm gây ra.

Đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định, phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 1 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá; phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá; phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên.

Đối với vi phạm quy định về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ, phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng một trong các hình thức theo quy định của pháp luật; niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng; niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không đúng giá cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân quyết định.

Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá.

Đặc biệt, phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi loan tin, đưa tin không chính xác, không đúng sự thật về tình hình kinh tế - xã hội gây nhiễu loạn thông tin thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ.

Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với hành vi câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá nhằm trục lợi.

Phạt tiền từ 50-80 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi.

Phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi: gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết trong các giao dịch mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, phương thức vận chuyển, thanh toán, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ; cản trở bằng cách tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hành động hoặc lời nói đến quá trình cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá từ đó tạo ra khó khăn trong việc chấp hành pháp luật.

Trước đó, Bộ Tài chính cho biết, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cần phải sửa đổi, hoàn thiện theo hệ thống Luật Giá cho phù hợp, trong đó một số hành vi cần điều chỉnh do mức phạt còn thấp để đảm bảo tính răn đe cũng như tương xứng với hậu quả thiệt hại gây ra. Bởi trước đó, tuy không phổ biến nhưng có tình trạng tổ chức, cá nhân sẵn sàng chịu phạt để thu lại lợi ích.

Vì vậy, theo Bộ Tài chính, đồng bộ với việc điều chỉnh tăng mức xử phạt đối với hành vi này là các quy định về khắc phục hậu quả và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung.

Ngoài ra, từ đầu tháng 7/2024, chính sách về tiền lương mới cho khu vực công, lương hưu sẽ được thực hiện và được dự báo sẽ dẫn đến giá cả thị trường "té nước theo mưa". Các chuyên gia nhận định, việc Nghị định số 87 được ban hành sẽ góp phần thêm chế tài, tạo sức răn đe đối với các hành vi lan truyền thông tin không chính xác, gây nhiễu loạn thị trường.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Áp thuế Tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường đảm bảo hài hòa lợi ích

Áp thuế Tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường đảm bảo hài hòa lợi ích

(HQ Online) - Việc áp thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường phải đảm bảo hài hòa các lợi ích và đặt lợi ích người tiêu dùng là trên hết. Có như vậy, các DN cũng sẽ hướng tới sự bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dần dần thay đổi văn hóa của người sử dụng, người sản xuất thực phẩm, hướng tới những sản phẩm an toàn cho người dùng.
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán

3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán

(HQ Online) - Việc sửa Luật Chứng khoán nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc mang tính cấp bách trong thực tiễn, thực hiện các đề xuất, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền và bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.

Đọc nhiều