Hợp tác và đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn

(HQ Online) - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), nên sẽ góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế trong nước phát triển, hình thành hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn.
Giải pháp xanh cho nền kinh tế bền vững Những mô hình kinh tế tuần hoàn tiên phong mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp Doanh nghiệp “bắt tay” thúc đẩy phát triển mô hình kinh doanh xanh
Hợp tác và đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn
Chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” được thực hiện bởi Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Unilever Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Anh tại Việt Nam (BritCham) và Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam (SVF). Ảnh: HD

Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều hoạt động giảm thiểu, chống ô nhiễm rác thải nhựa; trong đó có việc tham gia vào thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, dự kiến sẽ thông qua vào cuối năm nay tại Hàn Quốc.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và quy định này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.

Phát biểu tại Lễ bế mạc cuộc thi “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” vào chiều 22/10/2024, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho hay, đây là một bước tiến quan trọng của chính sách môi trường Việt Nam.

Qua đó đã yêu cầu các nhà sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm thu gom và tái chế, xử lý các sản phẩm, bao bì.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh, việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc EPR sẽ góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế trong nước phát triển, giảm dần phụ thuộc vào nguồn phế liệu nhập khẩu, tạo điều kiện để xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn, trong đó các tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và không bị lãng phí.

Nhưng theo Thứ trưởng, chỉ có đổi mới sáng tạo thì các doanh nghiệp mới có thể xây dựng một hệ thống tuần hoàn khép kín, nơi nhựa trở thành tài nguyên, nguyên liệu thay vì rác thải.

Nên các cuộc thi về giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa sẽ góp phần đưa ra những giải pháp tạo tác động tích cực đáng kể đến môi trường và nền kinh tế.

Thứ trưởng Lê Công Thành còn nêu rõ, các dự án, ý tưởng cần được kết nối và hợp tác với sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính, doanh nghiệp.

Cũng về vấn đề này, ông Fergus McBean, Bí thư thứ nhất Khí hậu và Thiên nhiên, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam cho hay, nền kinh tế tuần hoàn cần sự phối hợp hành động giữa các chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân, qua đó thúc đẩy các giải pháp sáng tạo.

Hợp tác và đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn
Các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp đổi mới trong chuỗi giá trị tuần hoàn nhựa. Ảnh: HD

Từ góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Bích Vân, Tổng giám đốc Unilever Việt Nam cho hay, doanh nghiệp đã cắt giảm được hơn 50% nhựa nguyên sinh, 64% bao bì của Unilever có thể tái chế được. Công ty cũng đã đạt trung hòa về nhựa, có nghĩa là Unilever VN đã thu gom và tái chế nhiều hơn lượng nhựa đưa ra thị trường.

Có được kết quả này, theo bà Vân là nhờ nhiều dự án hợp tác hỗ trợ cho các nhà tái chế như Duy Tân, Vietcycle, hỗ trợ sinh kế, đào tạo cho lực lượng lao động ve chai.

Hơn nữa, theo Tổng giám đốc Unilever Việt Nam, trong “bài toán” kinh tế tuần hoàn thì còn phải đảm bảo nhựa tái chế có thể cạnh tranh được với nhựa nguyên sinh về chất lượng và giá cả. Do đó còn rất nhiều việc cần phải làm để biến phát triển xanh thành lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cho rằng, cùng với nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tham gia vào nền kinh tế tuần hoàn thì phải thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng, các cơ quan quản lý cần có chính sách khuyến khích nhà sản xuất sử dụng vật liệu tái chế vào bao bì sản phẩm hoặc sản phẩm.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Áp thuế Tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường đảm bảo hài hòa lợi ích

Áp thuế Tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường đảm bảo hài hòa lợi ích

(HQ Online) - Việc áp thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường phải đảm bảo hài hòa các lợi ích và đặt lợi ích người tiêu dùng là trên hết. Có như vậy, các DN cũng sẽ hướng tới sự bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dần dần thay đổi văn hóa của người sử dụng, người sản xuất thực phẩm, hướng tới những sản phẩm an toàn cho người dùng.

Đọc nhiều