Lợi nhuận bán niên của SHB tăng mạnh 84% so với cùng kỳ

(HQ Online) - Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cho thấy, lợi nhuận trước thuế đã tăng trưởng 84% so với cùng kỳ năm 2021.
Người rời đi, người ở lại với "ghế nóng" ngân hàng
Bầu Hiển khẳng định SHB có cơ sở hoàn thành mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận
SHB dự kiến tăng vốn lên hơn 36.000 tỷ đồng, thêm thành viên HĐQT
SHB đạt lợi nhuận bán niên cao nhất từ trước tới nay.
SHB đạt lợi nhuận bán niên cao nhất từ trước tới nay.

Theo đó, tính đến hết 30/06/2022, tổng tài sản của SHB đạt 522,1 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 91,7% kế hoạch năm 2022. Vốn điều lệ đạt gần 26,7 nghìn tỷ đồng, vốn tự có đạt gần 58,8 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn Basel II đạt gần 12%, xếp hạng tín nhiệm của Moody’s đạt B1 – triển vọng tích cực.

Trong đó, cho vay khách hàng tăng 2,8%, lên hơn 372,6 nghìn tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tăng 3,8%, lên hơn 339,7 nghìn tỷ đồng.

Về các chỉ tiêu tài chính, thu nhập lãi thuần của SHB đạt hơn 8,4 nghìn tỷ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động dịch vụ tăng trưởng 44,3%, lên 378 tỷ đồng. Riêng mảng mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh tới 68%, còn 94 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.

Tổng thu nhập hoạt động trong 6 tháng của SHB đạt hơn 9,4 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 25,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng tổng chi phí hoạt động trong kỳ lại giảm 9,4%, xuống còn hơn 1,9 nghìn tỷ đồng, trong khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng giảm tới 25%, xuống hơn 1,6 nghìn tỷ đồng.

Nhờ vậy, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2022 của SHB đạt gần 5,9 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 4,7 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh 84% so với cùng kỳ năm 2021, hoàn thành trên 50% kế hoạch năm 2022.

Tuy nhiên, chất lượng cho vay của SHB kém hơn khi ngân hàng đang có tổng nợ xấu nội bảng là gần 9,5 nghìn tỷ đồng, tăng tới 55,3% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng theo đó bị kéo khá mạnh, từ 1,69% hồi đầu năm lên 2,55% trong 6 tháng. Đáng lưu ý, nhóm nợ nhóm 4 (nợ dưới tiêu chuẩn) của SHB tăng mạnh gấp 2,8 lần so với con số hồi đầu năm, lên 4,6 nghìn tỷ đồng; nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) cũng tăng hơn 29% lên hơn 3,9 nghìn tỷ đồng.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ lần thứ 30, SHB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng trên 12%, vốn điều lệ tăng trưởng 37% so với năm 2021; lợi nhuận trước thuế tối thiểu 11.686 tỷ đồng, tăng 87%; dự kiến chia cổ tức năm 2022 từ 18%.

SHB cho biết, dự kiến trong quý 3, SHB sẽ được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để hoàn thành giao dịch bán Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHBFC), dự kiến thu về nguồn thặng dư vốn đáng kể trong năm 2022 và 3 năm tiếp theo.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều