SHB dự kiến tăng vốn lên hơn 36.000 tỷ đồng, thêm thành viên HĐQT
SHB, VietinBank lên tiếng về lô trái phiếu bị hủy thuộc Tân Hoàng Minh | |
Ngày 12/11, SHB chốt danh sách chi trả cổ tức và chào bán cổ phiếu | |
Tăng bộ đệm thanh khoản, ngân hàng vẫn dồn dập tăng vốn |
SHB lên phương án tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu. |
Tăng mạnh vốn điều lệ
Theo đó, SHB muốn tăng vốn điều lệ từ 26.673 tỷ đồng lên 36.007 tỷ đồng. Nếu thành công, vốn điều lệ của SHB sẽ vươn lên vị trí thứ 6 trong hệ thống ngân hàng, vượt qua một số ngân hàng như: Techcombank (hơn 35.100 tỷ đồng), Agribank (hơn 34.200 tỷ đồng)…
Cụ thể, SHB sẽ tăng vốn theo 2 cấu phần. Đợt 1, SHB sẽ phát hành hơn 400 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương đương tỷ lệ 15%. Nguồn vốn từ lợi nhuận năm 2021. Thời gian dự kiến phát hành trong quý 3/2022
Đợt 2, SHB sẽ chào bán hơn 533,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền với tỷ lệ 20%. Giá chào bán được đề xuất ở mức 12.500 đồng/cổ phiếu. Thời gian dự kiến hoàn thành là trong quý 3/2022 hoặc cho đến khi SHB hoàn thành các thủ tục theo quy định của pháp luật.
Với số vốn điều lệ tăng thêm (9.334 tỷ đồng) và thặng dư vốn cổ phần dự kiến tăng thêm (1.333 tỷ đồng) từ đợt tăng vốn điều lệ lần này là 10.667 tỷ đồng, SHB sẽ dùng để đầu tư nâng cao năng lực và bổ sung vốn kinh doanh cho ngân hàng trên nguyên tắc an toàn hiệu quả.
Ngoài ra, SHB cũng đề ra mục tiêu kinh doanh khá tham vọng. Ngân hàng dự kiến lợi nhuận trước thuế năm 2022 sẽ đạt 11.686 tỷ đồng, tăng tới 86,7% so với năm 2021. Đồng thời, chất lượng tài sản được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới 1,3%. Tổng nguồn vốn huy động tăng 33%, tín dụng tăng 14,4%.
SHB cũng sẽ trình ĐHĐCĐ thông qua việc xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng. Năm 2021, SHB đã thu hồi nợ và trích lập dự phòng để tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC và Vinashin trước thời hạn.
"Ghế nóng" tại SHB sẽ thay đổi?
Ông Đỗ Quang Hiển (trái) và ông Đỗ Quang Vinh (phải). |
Đáng chú ý, trong kỳ ĐHĐCĐ năm nay, SHB tiến hành bầu thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ mới 2022-2027. Trong đó, danh sách nhân sự bầu vào HĐQT gồm 7 người, với 4 thành viên của nhiệm kỳ cũ là Chủ tịch HĐQT Đỗ Quang Hiển, Phó Chủ tịch HĐQT Võ Đức Tiến, ông Nguyễn Văn Lê, ông Thái Quốc Minh và 3 thành viên mới là ông Đỗ Quang Vinh, bà Nguyễn Thị Mai Sương, ông Đỗ Văn Sinh (thành viên HĐQT độc lập).
Trong đó, ông Đỗ Quang Vinh, sinh năm 1989, là con trai trưởng của Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Hiển. Tại SHB, ông Vinh hiện giữ các chức vụ quản lý cấp cao như Phó Tổng giám đốc (bổ nhiệm ngày 30/10/2021), Giám đốc Khối ngân hàng số kiêm Phó Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thành viên Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB Finance).
Cũng tại ĐHĐCĐ lần này, Chủ tịch HĐQT là ông Đỗ Quang Hiển nếu tiếp tục được bầu vào vị trí này, sẽ phải đưa ra quyết định lựa chọn giữa việc tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT SHB hay Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T và các công ty khác.
Bởi theo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch HĐQT, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu SHB đang có mức sụt giảm khá sâu. Giá cổ phiếu SHB đã giảm từ mức hơn 25.400 đồng vào cuối năm 2021 xuống còn quanh mức 19.200 đồng trong phiên giao dịch 18/4, tức là đã giảm hơn 20%.
Ý kiến bạn đọc