Người rời đi, người ở lại với "ghế nóng" ngân hàng
Nhân sự của IFC, DEG tham gia hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank | |
Chủ tịch TPBank khẳng định không kiểm soát giá cổ phiếu | |
Bầu Hiển khẳng định SHB có cơ sở hoàn thành mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận |
Đỗ Quang Hiển tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT SHB. |
Trước đó, SHB đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên lần thứ 30 và đã thông qua danh sách thành viên HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới. Vì thế, HĐQT và Ban kiểm soát SHB đã họp phiên đầu tiên, bầu chức danh và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
Trong đó, HĐQT nhiệm kỳ mới của SHB đã có thêm một thành viên là ông Đỗ Quang Vinh - con trai ông Đỗ Quang Hiển. Ông Vinh sinh năm 1989, là Thạc sỹ Tài chính - Quản trị, hiện giữ nhiều chức vụ quan trọng tại SHB như Phó tổng giám đốc SHB, Giám đốc Khối ngân hàng số kiêm Phó giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ SHB, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng thành viên Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Ông Đỗ Quang Vinh hiện là một trong những người trẻ tuổi nhất được tham gia vào HĐQT của một ngân hàng tại Việt Nam.
Như vậy, trong nhiệm kỳ mới này, “bầu Hiển” đã quyết định chọn “ghế” chủ tịch tại SHB. Bởi hiện tại, ngoài chức vụ tại SHB, ông Đỗ Quang Hiển đang kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch Tập đoàn T&T, Chủ tịch Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và Chủ tịch Công ty Cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH).
Trong khi theo Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, trước thời điểm luật sửa đổi có hiệu lực, SHB đã bầu xong thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới, vì vậy, ông Hiển vẫn đang đương nhiệm cả chức Chủ tịch SHB lẫn Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group cho đến hết nhiệm kỳ.
Tương tự, ĐHĐCĐ thường niên của HDBank cũng đã bầu ra HĐQT nhiệm kỳ 2022-2026 gồm 7 thành viên gồm: Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Nguyễn Hữu Đặng, ông Lưu Đức Khánh, ông Nguyễn Thành Đô, bà Nguyễn Thị Tâm. Thành viên độc lập gồm ông Kim Byoungho (cố vấn cấp cao của IFC) và ông Lê Mạnh Dũng (trưởng Đại diện tại Việt Nam DEG). Ban kiểm soát gồm 4 thành viên: Ông Đào Duy Tường, bà Đường Thị Thu, bà Bùi Thị Kiều Oanh, ông Nguyễn Lê Hiếu.
Như vậy, bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch HĐQT HDBank đã chính thức rời HĐQT. Bởi ngoài vị trí lãnh đạo tại HDBank, bà Tâm còn kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk). Nhưng tại ĐHĐCĐ của Vinamilk ngày 26/4, bà Tâm cũng không còn trong danh sách HĐQT nhiệm kỳ 2022-2026.
Trước đó, lãnh đạo các ngân hàng và doanh nghiệp cũng tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật, nhằm tránh những quan hệ sở hữu chéo. Khi Luật các Tổ chức tín dụng có hiệu lực năm 2018, nhiều doanh nhân cũng đã phải đưa ra quyết định rời “ghế nóng” để tập trung lãnh đạo một doanh nghiệp hoặc ngân hàng.
Chẳng hạn, với sự lựa chọn ngân hàng, ông Đỗ Minh Phú đã rời ghế Chủ tịch Công ty Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI để đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT TPBank; bà Thái Hương lựa chọn làm Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc BacABank và rời HĐQT của TH True Milk; ông Dương Công Minh chọn giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Sacombank và rời Công ty Cổ phần Him Lam.
Với sự lựa chọn doanh nghiệp, ông Vũ Văn Tiền rời ghế Chủ tịch HĐQT ABBank, chọn làm Tập đoàn Geleximco; ông Võ Quốc Thắng rời ghế Chủ tịch Kienlongbank để đảm nhận chức vụ Chủ tịch Đồng Tâm Group; bà Nguyễn Thị Nga lựa chọn vị trí Chủ tịch Tập đoàn BRG và rời ghế tại SeABank.
Ý kiến bạn đọc