Doanh nghiệp cần tích hợp phát triển bền vững vào chiến lược kinh doanh cốt lõi

(HQ Online) - 84% doanh nghiệp tại khu vực châu Á Thái Bình Dương tin rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề liên quan đến bền vững, nhưng chưa đến một nửa doanh nghiệp này thực hiện tích hợp các biện pháp và đo lường rủi ro khí hậu trong cơ cấu hoạt động.
Phát triển bền vững: "Kim chỉ nam” cho hoạt động doanh nghiệp
Không thể trì hoãn đưa tính bền vững vào trọng tâm chiến lược kinh doanh
Chuyển đổi số, chiến lược tất yếu để doanh nghiệp hồi phục và phát triển

Đây là kết quả khảo sát tại nghiên cứu mới nhất của PwC châu Á Thái Bình Dương và Trung tâm Quản trị và Bền vững (CGS) tại Trường Kinh doanh Đại học Quốc gia Singapore (NUS) về “Tính bền vững: Nắm vững các yêu cầu về báo cáo phát triển bền vững trên khắp châu Á Thái Bình Dương và góc nhìn tổng quan về quá trình hiện tại”. Nghiên cứu thực hiện phân tích về hoạt động báo cáo phát triển bền vững của 50 công ty niêm yết hàng đầu theo vốn hóa thị trường, trên 13 nền kinh tế thuộc châu Á Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.

Xác định và quản lý rủi ro / cơ hội biến đổi khí hậu. Nguồn: PwC
Xác định và quản lý rủi ro / cơ hội biến đổi khí hậu. Nguồn: PwC

Theo đó, nghiên cứu chi ra mặc dù phần lớn doanh nghiệp đã nhận thấy mức độ nghiêm trọng của các vấn đề khí hậu, họ vẫn chưa tiến hành đưa các biện pháp đo lường khí hậu vào hoạt động kinh doanh và chiến lược của mình.

Ông Bee Han Theng, Chủ tịch kiêm Lãnh đạo dịch vụ ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) của PwC Việt Nam cho biết, so với các nền kinh tế khác tại châu Á Thái Bình Dương, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu trong hành trình ESG. Trong số 50 công ty niêm yết hàng đầu, chưa tới một nửa số này xem biến đổi khí hậu là vấn đề quan trọng và mới chỉ một phần ba số doanh nghiệp công bố các rủi ro và cơ hội liên quan đến khí hậu.

“Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp ở Việt Nam cần bắt kịp với kỳ vọng ngày càng gia tăng của các bên liên quan về giải pháp khí hậu cũng như tích hợp khí hậu vào chiến lược kinh doanh cốt lõi. Hơn nữa, việc bắt đầu sớm và xây dựng lộ trình báo cáo bền vững phù hợp có thể mang lại giá trị cho doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đón đầu các tiêu chuẩn và kỳ vọng của các bên liên quan”, ông Bee Han Theng khuyến nghị.

Ngoài ra, nghiên cứu đã cho thấy, hơn 80% công ty đã công bố các mục tiêu bền vững, 75% chia sẻ về cấu trúc quản trị ESG, 67% cho biết trách nhiệm của ban giám đốc đối với hoạt động bền vững. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm cần cải thiện về một số khía cạnh về quản trị và trách nhiệm ESG của cấp lãnh đạo.

Với thị trường ngày càng đòi hỏi thông tin về tác động bền vững của doanh nghiệp, nghiên cứu này chỉ ra những cơ hội để doanh nghiệp củng cố niềm tin với nhà đầu tư và các bên liên quan. 81% doanh nghiệp có các kênh chia sẻ thông tin, nhưng chỉ 46% cho biết đã giải quyết các vấn đề mà các bên liên quan quan tâm.

Theo các chuyên gia của PwC, việc hành ESG phải bắt đầu từ việc phân tích rủi ro và cơ hội trước khi tích hợp các yếu tố ESG vào chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Sau đó, kết quả hoạt động nên được đánh giá lại hàng năm. Điều này sẽ giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư thông qua báo cáo bền vững đáng tin cậy.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều