Doanh nghiệp cần “bệ đỡ” cho hệ sinh thái khởi nghiệp

(HQ Online) - Hệ sinh thái khởi nghiệp được nhìn nhận là phải xây dựng từ các địa phương, với sự kết hợp giữa các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp khởi nghiệp, từ đó thành “bệ đỡ” thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, thu hút đầu tư.
Ra mắt “Thung lũng khởi nghiệp” tại Đắk Lắk
Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hệ sinh thái khởi nghiệp
Từ 2022-2030, ít nhất 80.000 doanh nghiệp khởi nghiệp được hỗ trợ phát triển

Ngày 11/5, nằm trong chuỗi các hoạt động của Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2023, Diễn đàn cấp cao về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Hồng do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức phối hợp với một số cơ quan, dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Nam Định.

Đây là diễn đàn đầu tiên được tổ chức có chủ đề dành riêng cho vùng Đồng bằng sông Hồng – khu vực có tiềm năng phát triển, trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lớn của cả nước, thu thút và ươm tạo nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp cho các địa phương.

Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia đã kết nối các sản phẩm của startup, doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận được các đối tác bạn hàng, hoặc tìm kiếm được các nhà đầu tư.
Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia đã giúp kết nối các sản phẩm, doanh nghiệp khởi nghiệp với đối tác bạn hàng, hoặc tìm kiếm nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp cần xuất phát từ địa phương

Phát biểu tại diễn đàn, ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, với mục tiêu phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước, phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động; đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp thì các chương trình và hoạt động thúc đẩy, hỗ trợ khởi nghiệp mà VCCI đang cùng với các bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng về chính sách, cơ chế và hệ sinh thái để cộng đồng khởi nghiệp trải nghiệm thực tiễn khởi nghiệp, góp phần phát triển doanh nghiệp.

Cũng về vấn đề này, ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia phải gắn và xuất phát từ việc xây dựng hệ sinh thái tại địa phương. Trong đó, các địa phương cần ưu tiên đó là tập trung vào con người, phát triển đào tạo, giáo dục về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, các hoạt động liên kết vùng cần được đẩy mạnh, đồng thời cần những sáng kiến liên quan tới việc huy động nguồn lực các bên để kết nối các mạng lưới, các trung tâm đổi mới sáng tạo mở tạo thành trung tâm vùng tận dụng nguồn lực trung ương, quốc tế.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, việc xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù trong vùng là hết sức quan trọng.

“Những ưu đãi mạnh hơn như ưu đãi về thuế, đất đai, ưu tiên trong cung ứng dịch vụ công, xác nhận, công nhận các sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhà đầu tư mạo hiểm… đều là những nhu cầu hết sức thực tiễn từ cộng đồng doanh nghiệp, cần giải pháp từ chính quyền địa phương”, ông Tùng nêu.

Từ những ý kiến này, Trần Minh Hoan, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định nhận định, các địa phương đã thực hiện việc hỗ trợ, xây dựng và vận hành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhưng chưa có tính thống nhất và đồng bộ. Một số địa phương trong vùng, trong khu vực thiếu tính kết nối và chia sẻ. Do đó, các tỉnh/thành vùng Đồng bằng sông Hồng cần sát cánh, đồng hành cùng nhau trong các hoạt động về hỗ trợ khởi nghiệp.

Tăng tính kết nối giữa các doanh nghiệp

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Phan Viết Thao, Chủ tịch Hội Doanh nhân Nam Định – Hà Nội khẳng định, các doanh nghiệp đi trước luôn sẵn sàng hỗ trợ các thế hệ trẻ khởi nghiệp, hỗ trợ địa phương. Nhưng ông Thao kiến nghị các địa phương cho biết về quy hoạch địa phương, lộ trình phát triển để có thể đưa ra các phương án đầu tư. Đồng thời, chính quyền địa phương cần có chế tài, thông điệp cụ thể để thu hút nhân tài hướng về xây dựng, phát triển quê hương.

Trong khi đó, bà Thạch Lê Anh, nhà sáng lập Vietnam Silicon Valley khẳng định, hoạt động ươm tạo phải đi cùng đầu tư. Đồng thời, nên có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn thành lập ra các quỹ khởi nghiệp, vừa giúp các doanh nghiệp lớn được tương tác với công nghệ mới, vừa giúp các doanh nghiệp lớn có sự trẻ hóa, linh hoạt nhất định. Đồng thời, các cơ quan, tổ chức cần làm truyền thông đúng cách cho đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ cho các nhà đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư mạo hiểm.

Từ kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp, ông Đỗ Minh Phương, Giám đốc điều hành và nhà sáng lập Cơm gà 9 phút cho rằng, doanh nghiệp đã trải qua thời gian khởi nghiệp khó khăn bởi thiếu đi những kinh nghiệm và một người hướng dẫn chuyên nghiệp.

Vì thế, vị doanh nhân này nhấn mạnh đến 3 vấn đề mà các doanh nghiệp khởi nghiệp cần là chính quyền địa phương có thể dành thời gian kết nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp lớn; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp tìm “huấn luyện viên”, giúp các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển hiệu quả, lại giúp tiết kiệm thời gian, chi phí.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

(HQ Online) - Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đọc tiếp

Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

(HQ Online) - Ngày 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Đọc nhiều