"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024

(HQ Online) - Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng trong 9 tháng năm 2024 tiếp tục tích cực, lên tới hơn 200 nghìn tỷ đồng, qua đó vẫn là nhóm ngành dẫn dắt thị trường.
Khối ngân hàng thương mại nhà nước tăng trưởng tích cực, nhưng cần thêm vốn Tạo cơ chế để không "bó cứng" các ngân hàng có vốn nhà nước Tiếp tục xử lý sở hữu chéo trong ngân hàng

Thống kê từ 29 ngân hàng (trừ Agribank) đã công bố báo cáo tài chính quý 3 và 9 tháng năm 2024 cho thấy, tổng lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt hơn 218.000 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.

8 ngân hàng lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

Biểu đồ: H.Dịu. Tổng hợp từ BCTC 9 tháng 2024 các ngân hàng
Biểu đồ: H.Dịu. Tổng hợp từ BCTC 9 tháng 2024 các ngân hàng

Vietcombank vẫn là quán quân toàn ngành với lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 31.533 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2023.

“Ông lớn” này tiếp tục duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận trong quý 3/2024 nhờ việc cắt giảm gần 80% chi phí dự phòng. Ngoài ra, thu nhập lãi thuần phục hồi cũng hỗ trợ cho lợi nhuận trước thuế của Vietcombank.

Techcombank vươn lên 3 bậc so với cùng kỳ năm trước để đứng ở vị trí á quân, đạt 26.906 tỷ đồng, tăng trưởng 33,9% so với cùng kỳ 2023.

Ngoài ra, “câu lạc bộ” vạn tỷ lợi nhuận trước thuế còn có 6 ngân hàng khác đạt trên mốc 10.000 tỷ đồng, gồm: BIDV, MB, VietinBank, ACB, VPBank, HDBank.

So với cùng kỳ năm trước, năm nay, “câu lạc bộ” này có thêm thành viên mới là VPBank và HDBank.

Tính tổng lợi nhuận của 8 ngân hàng này đã hơn 70% tổng lợi nhuận các ngân hàng.

Trên bảng xếp hạng lợi nhuận các ngân hàng thương mại tư nhân, Techcombank đang vượt xa các ngân hàng còn lại với khoảng cách so với ACB xếp ngay sau là gần 7.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự phân hoá ngày càng mạnh về lợi nhuận giữa các ngân hàng.

Xếp ngay sau các ngân hàng có lợi nhuận hơn vạn tỷ là các ngân hàng có lợi nhuận nghìn tỷ như: SHB, LPBank, Sacombank, VIB, TPBank, MSB…; sau đó đến khối các ngân hàng có lợi nhuận trăm tỷ như: VietBank, BacABank, VietABank, KienlongBank...

Biểu đồ: H.Dịu. Tổng hợp từ BCTC 9 tháng 2024 các ngân hàng
Biểu đồ: H.Dịu. Tổng hợp từ BCTC 9 tháng 2024 các ngân hàng

Xét về mức độ tăng trưởng lợi nhuận thì bảng xếp hạng có sự đảo chiều khi nhiều ngân hàng quy mô nhỏ và vừa ghi nhận tăng trưởng hàng chục tới cả trăm % so với cùng kỳ năm trước trong khi nhiều ngân hàng lớn chỉ tăng trưởng 1 con số.

Theo đó, mức tăng mạnh nhất thuộc về BVBank khi tăng gần gấp đôi từ 61,4 tỷ đồng của 9 tháng năm 2023 lên gần 182 tỷ đồng sau 9 tháng năm 2024, do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt hơn 631 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước.

Tiếp đến là LPBank khi ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế đạt hơn 8.818 tỷ đồng, tăng gần 140% so với 9 tháng năm 2023 do ngân hàng ghi nhận hơn 10.887 tỷ đồng lãi thuần, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm trước. Các khoản thu nhập ngoài lãi cũng tăng mạnh.

Xét về giá trị tuyệt đối, ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận nhiều nhất là Techcombank khi tăng thêm hơn 5.700 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 2 là VPBank với mức tăng 5.600 tỷ đồng và LPBank với mức tăng 5.100 tỷ đồng.

Biểu đồ: H.Dịu. Tổng hợp từ BCTC 9 tháng 2024 các ngân hàng
Biểu đồ: H.Dịu. Tổng hợp từ BCTC 9 tháng 2024 các ngân hàng

Ở chiều ngược lại, 7/29 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm. NCB đã tăng trưởng thu nhập tích cực từ hoạt động tín dụng và dịch vụ nên lợi nhuận đã giảm lỗ so với cùng kỳ năm trước.

PVCombank là ngân hàng ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng này tăng gấp 25 lần cùng kỳ lên 1.206 tỷ đồng.

Tương tự tại ABBank, khoản trích lập dự phòng rủi ro tăng lên gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước lên gần 530 tỷ đồng cùng các khoản kinh doanh, đầu tư không mấy hiệu quả, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đến 31%.

Do đó ABBank lỗ trước thuế trong quý 3/2024 tới hơn 343 tỷ đồng.

Nhờ kết quả tích cực 2 quý đầu năm nên ABBank vẫn lãi gần 239 tỷ đồng luỹ kế 9 tháng nhưng giảm hơn 66% so với cùng kỳ năm 2023.

Tổng tài sản BIDV vượt 100 tỷ USD

Về tổng tài sản của các ngân hàng, đáng chú ý là sau 9 tháng năm 2024, lần đầu tiên hệ thống ngân hàng Việt Nam ghi nhận một ngân hàng có tổng tài sản vượt mốc 100 tỷ USD là BIDV, chiếm khoảng 12% tổng tài sản toàn hệ thống.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của BIDV là dư nợ cho vay khách hàng ở mức hơn 1,95 triệu tỷ đồng, tăng gần 10% so với hồi đầu năm.

Tuy nhiên, nợ xấu ở mức 33.385 tỷ đồng, chiếm 1,74% tổng dư nợ và tăng hơn 49% so với hồi đầu năm.

Biểu đồ: H.Dịu. Tổng hợp từ BCTC 9 tháng 2024 các ngân hàng
Biểu đồ: H.Dịu. Tổng hợp từ BCTC 9 tháng 2024 các ngân hàng

Đứng tiếp sau BIDV về tổng tài sản là 2 “ông lớn” VietinBank và Vietcombank khi lần lượt ở mức hơn 2,2 triệu tỷ đồng và 1,93 triệu tỷ đồng.

Agribank chưa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 nhưng theo số liệu từ báo cáo bán niên, tổng tài sản của ngân hàng này ở mức 2,08 triệu tỷ đồng, tăng 1,8% so với đầu năm.

Trong khối ngân hàng tư nhân, dẫn đầu về tổng tài sản là MB với hơn 1 triệu tỷ đồng, tiếp đến là Techcombank với hơn 927.000 tỷ đồng…

Khối tài sản của 10 ngân hàng dẫn đầu đã lên tới hơn 12,3 triệu tỷ đồng, chiếm 76% tổng tài sản của 29 ngân hàng.

Xét về tốc độ tăng trưởng, LPBank đang dẫn đầu khi có tổng tài sản tăng hơn 19% sau 9 tháng.

Tiếp đến là Nam A Bank với mức tăng 13,8% so với đầu năm, lên gần 240.000 tỷ đồng. NCB, BVBank, MSB… cũng là những ngân hàng có tốc độ tăng cao về tổng tài sản.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

(HQ Online) - Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa tại Quận 8 có địa chỉ 316C Phạm Hùng, phường 5, quận 8, TPHCM. Đây là bệnh viện thứ tư trong hệ thống, mang đến dịch vụ khám chữa bệnh chuyên sâu, hiện đại cho người dân khu vực phía Tây Nam TPHCM, miền Tây Nam Bộ và các tỉnh lân cận.
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

(HQ Online) - Chuyển đổi xanh không chỉ là trách nhiệm của các ngành sản xuất hay các tổ chức chính phủ mà cần có sự tham gia của tất cả các lĩnh vực. Chắc chắn rằng, ngành ngân hàng không thể đứng ngoài công cuộc chuyển đổi xanh vì một nền kinh tế xanh và cuộc sống xanh.
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

(HQ Online) - Với sự tập trung không ngừng vào việc nâng cấp và hoàn thiện mô hình logistics chất lượng cao, THILOGI đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đọc nhiều