Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ

(HQ Online) - Doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) có thể trả lương cho sinh viên mới ra trường 40-50 triệu đồng/tháng nếu đáp ứng yêu cầu, nhưng nhiều doanh nghiệp chỉ có thể tuyển được vài người trong hàng trăm đơn xin việc.
Xoá “khoảng cách” giữa nghiên cứu và triển khai cho đổi mới sáng tạo Doanh nghiệp công nghệ góp ý về hải quan số Đổi mới công nghệ, doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hướng tới doanh thu nghìn tỷ

Thực tế, trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút sự quan tâm từ nhiều tập đoàn công nghệ lớn đa quốc gia như Samsung, Intel, Google, NVIDIA, Amkor… nên dần tạo thành nền tảng rất tốt cho cơ hội thu hút đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn, AI…

Báo cáo mới đây của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng, sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử… đã được đầu tư mới và mở rộng vốn. Đáng chú ý có dự án tăng vốn thêm 1,07 tỷ USD của Tập đoàn Amkor.

Nhưng theo thống kê tại báo cáo được công bố vào quý 3/2024 của TopDev, tại Việt Nam, lao động có tay nghề cao chỉ chiếm 11,67%, gần như không thay đổi so với 3 năm trước.

Tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam trong những năm gần đây chưa đủ nhanh để thu hẹp khoảng cách lớn với các nước trong khu vực như Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc và Singapore.

Hơn nữa, 65% sinh viên CNTT khi tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các
Nền tảng học vấn của các lập trình viên ngành CNTT. Nguồn: TopDev

Báo cáo cũng cho rằng, sự thiếu hụt nhân sự CNTT luôn là vấn đề khó khăn nhất đối với thị trường CNTT.

Mặc dù mức lương và tiền thưởng của ngành CNTT đang tăng lên đáng kể nhưng dự đoán từ năm 2023-2026, Việt Nam vẫn sẽ thiếu hụt từ 150.000 đến 200.000 lập trình viên/kỹ sư hàng năm.

Phát biểu tại hội thảo “Giải mã nghịch lý ngành Công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa” được tổ chức vào ngày 1/11/2024, bà Nguyễn Thu Giang, Tổng thư ký Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) chia sẻ một thực tế, nhiều doanh nghiệp hội viên của VINASA đang rất cần nhân lực nhưng trong hàng trăm đơn ứng tuyển chỉ chọn ra được 1-2 ứng viên phù hợp.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Ngô Thanh Hiền, Giám đốc Công nghệ IBM Việt Nam cho hay, Công ty đã mở trung tâm gia công phần mềm - thử nghiệm một số dự án với các doanh nghiệp CNTT của Việt Nam với kỳ vọng nâng con số lập trình viên lên khoảng 1.000 người sau một thời gian ngắn, nhưng sau hơn 10 năm vẫn chỉ có 200-300 lập trình viên.

Cũng về vấn đề này, theo ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT (Bộ Giáo dục và Đào tạo), yếu tố then chốt trong chuyển đổi số là nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực CNTT có chất lượng cao.

Nhưng nghịch lý là nhiều cử nhân CNTT vẫn thất nghiệp trong khi doanh nghiệp không tìm được nhân lực đáp ứng yêu cầu.

Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
Tại Hội thảo, các chuyên gia cho rằng cần sớm triển khai đào tạo CNTT. Ảnh: H.Dịu

Để giải quyết vấn đề này, ông Tô Hồng Nam đề xuất triển khai việc đào tạo CNTT ngay từ cấp THPT và thậm chí sớm hơn để học sinh được trang bị nền tảng kiến thức và có tư duy từ sớm.

Giám đốc Công nghệ IBM Việt Nam cũng thông tin, CNTT là “sân chơi” còn rất rộng mở, thậm chí doanh nghiệp có thể trả mức lương 40-50 triệu đồng/tháng cho sinh viên vừa tốt nghiệp nếu đáp ứng yêu cầu nên cần phải nâng cao kỹ năng cho người lao động ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Các chuyên gia khuyến nghị cần định hướng phân bổ hợp lý nội dung đào tạo giữa các cấp học, giúp học sinh, sinh viên nhanh chóng hội nhập trong công tác đào tạo CNTT.

Với cấp học đại học, sinh viên cần theo dõi xu thế công nghệ hình thành bởi các hãng lớn dẫn dắt công nghệ toàn cầu để sớm rút ngắn khoảng cách về trình độ, đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động…

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Viettel Post sắp ra mắt sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam

Viettel Post sắp ra mắt sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam

(HQ Online) - Thông tin từ Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) cho biết, đơn vị này sắp ra mắt VIPO Mall - nền tảng mua sỉ trực tuyến toàn trình, hai chiều, kết nối trực tiếp khách hàng Việt Nam với các nhà cung cấp quốc tế và ngược lại mà không cần qua trung gian.
Masan 2024: Thành công với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm

Masan 2024: Thành công với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm

(HQ Online) - Năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam, mặc dù được đánh giá tốc độ phục hồi không quá nhanh nhưng thị trường tiêu dùng bán lẻ bước đầu đã có những tín hiệu khả quan và dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong thời gian tới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn đứng trước những thử thách buộc phải có nhiều chiến lược, sản phẩm để có thể giữ đà tăng trưởng tiêu dùng, nâng cao chất lượng và thu hút người tiêu dùng. Trong đó, Tập đoàn Masan nổi bật với những chiến lược và mục tiêu kinh doanh đặt người tiêu dùng làm trọng tâm.
Bất ổn địa chính trị đe dọa sự tăng trưởng phát triển của ngành Logistics

Bất ổn địa chính trị đe dọa sự tăng trưởng phát triển của ngành Logistics

(HQ Online) - Theo báo cáo Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2024 được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố ngày 29/11/2024, năm 2024, ngành Logistics Việt Nam đã có sự phục hồi đáng kể so với năm 2023. Tuy nhiên, những bất ổn địa chính trị tiếp tục gia tăng được nhận định sẽ đe dọa sự phát triển ổn định của ngành này.
TKV: 11 tháng đạt doanh thu hơn 150 nghìn tỷ đồng

TKV: 11 tháng đạt doanh thu hơn 150 nghìn tỷ đồng

(HQ Online) - Thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong tháng 11/2024, nhờ các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, thực hiện phong trào thi đua 90 ngày đêm lao động sản xuất cao điểm quý 4/2024, các chỉ tiêu cơ bản đều hoàn thành theo kế hoạch.

Đọc nhiều