Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hệ sinh thái khởi nghiệp

(HQ Online) - Một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo là vấn đề pháp lý nhằm khơi thông nguồn vốn cũng như năng lực hỗ trợ khởi nghiệp.
Từ 2022-2030, ít nhất 80.000 doanh nghiệp khởi nghiệp được hỗ trợ phát triển
Google hỗ trợ Việt Nam phát triển nhân tài số và doanh nghiệp khởi nghiệp
Tạo “vùng đất” tốt để phát huy khởi nghiệp sáng tạo
Toàn cảnh Chương trình Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia 2022.
Toàn cảnh Chương trình Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia 2022.

Tại chương trình Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia 2022 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 20/12, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quan tâm, có chủ trương chính sách phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân thúc đẩy phát triển khởi nghiệp quốc gia.

Vì thế, để thực hiện được mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030 của Đảng, ông Nguyễn Đức Hiển phân tích cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, trong đó có hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia nói chung.

Trên thực tế, năm 2022, hoạt động khởi nghiệp ở các tỉnh, thành trong cả nước, các trường đại học, cao đẳng được quan tâm, chú trọng xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở. Nhờ đó, dưới góc nhìn của chuyên gia quốc tế, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể.

Theo ông Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện Thường trú Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP), hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam tăng được 5 bậc để vươn lên vị trí thứ 54 trên chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu mới. Trong 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã nhận được tổng cộng 494.000.000 đô la vốn đầu tư mạo hiểm.

Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam những năm gần đây cho thấy, đây là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của xã hội. Chất lượng các dự án đổi mới sáng tạo tại Việt Nam theo chiều hướng tốt lên với sự đóng góp của các quỹ đầu tư, chương trình thúc đẩy khởi nghiệp, vườn ươm, trường đại học...

Tuy nhiên, bước sang năm 2023, các chuyên gia cho rằng, hoạt động khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo sẽ gặp nhiều thách thức khi chứng kiến sự sụt giảm trên toàn cầu và ở khu vực Đông Nam Á về dòng vốn đầu tư mạo hiểm và những thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đáp ứng nhu cầu về vốn và nguồn lực…

Hơn nữa, một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo là vấn đề pháp lý.

Về vấn đề này, bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp (thuộc VCCI) khẳng định, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đang dần hoàn thiện về môi trường pháp lý. Trong đó, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là luật đầu tiên chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tính định danh về doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã rõ ràng, là cơ sở pháp lý quan trọng nhất, từ đó các chính sách hỗ trợ được phát triển tiếp theo.

Bên cạnh đó, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã có quỹ hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, quỹ mạo hiểm… Hơn nữa, doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ thiếu rất nhiều kiến thức, kỹ năng quản trị, vốn… nên Nghị định số 38/2018/NĐ-CP được ban hành cũng đã khơi thông nguồn vốn cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Nhưng phân tích sâu hơn, đại diện VCCI cho biết, nhiều ý kiến cho rằng vẫn còn thiếu nhiều khung chính sách. Ví dụ Nghị định số 38/2018/NĐ-CP dù đã khuyến khích nhưng còn điểm nghẽn khi giới hạn số người đầu tư cho quỹ là 30 người, không đầu tư quá 50% vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, vô hình chung làm giới hạn vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong khi đó, nhiều quốc gia cho phép mức này lên tới 80-90%.

Do đó, ông Từ Minh Hiệu, Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ, (NATEC), Bộ Khoa học và Công nghệ chia sẻ, Bộ đã có nhiều hoạt động liên quan đến hỗ trợ, đưa các nguồn lực thúc đẩy các tổ chức trung gian trong hệ sinh thái khởi nghiệp, cũng như xây dựng và hình thành hành lang pháp lý.

“Hiện nay, chúng ta chưa có văn bản chính sách đầu mối thống nhất về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mà đang đưa vào luật văn bản pháp lý khác nhau. Vì vậy, thời gian vừa qua, chúng tôi đã nỗ lực đưa vào một số văn bản quan trọng như: Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với các nghị định đi kèm; Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 mở ra kênh vốn quan trọng từ những quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp để đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, ông Hiệu nêu rõ.

Ngoài ra, vị này cũng cho hay, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đưa ý kiến về khởi nghiệp vào góp ý Luật Đầu tư, bước đầu mở ra việc ưu đãi cho những hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của những trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025

Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025

(HQ Online) - Bộ Tài chính vừa đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường trong năm 2025 đối với xăng (trừ etanol), dầu, mỡ nhờn; giảm khoảng 70% đối với nhiên liệu bay và 40% với dầu hỏa. Theo tính toán, tổng NSNN giảm khoảng 44.224 tỷ đồng khi áp dụng chính sách này.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều