Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
Ngân hàng đón cơ hội từ tăng vốn BIDV chốt phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn lên hơn 70.600 tỷ đồng Tạo cơ chế để không "bó cứng" các ngân hàng có vốn nhà nước |
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận về kinh tế - xã hội. Ảnh: Quốc hội |
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, một trong những nội dung được Chính phủ xin ý kiến Quốc hội là về chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) tán thành chủ trương này, nhưng khuyến nghị Chính phủ cần quan tâm đến vấn đề “đằng sau” là phải ứng xử như thế nào với hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước.
Bởi hiện nay, hệ thống này đang có sự tụt hậu về cả về tỷ lệ vốn, chỉ số an toàn vốn so với ngân hàng thương mại tư nhân. Hiện vốn điều lệ của Vietcombank đang thấp hơn nhiều so với 2 ngân hàng tư nhân là VPBank và Techcombank.
Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) đề nghị tháo gỡ cho các doanh nghiệp nhà nước nói chung về tăng vốn. Ảnh: Quốc hội |
Do đó, đại biểu Trịnh Xuân An đặt câu hỏi, tại sao gọi là “anh cả đỏ” của ngành ngân hàng nhưng lại khó khăn trong quy trình tăng vốn.
Đồng thời, từ việc của Vietcombank, đại biểu cho rằng cần mở rộng ra các doanh nghiệp nhà nước nói chung khi vẫn còn vướng mắc nhiều thủ tục, nên cần “cởi trói” để có đường ray tốt đóng góp cho kỷ nguyên mới của đất nước.
"Chúng ta muốn vươn mình thì phải có những người khỏe, phải có những doanh nghiệp tốt thì mới làm được câu chuyện như vậy", đại biểu Trịnh Xuân An nhấn mạnh.
Cũng về vấn đề này, theo báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giải thích rõ hơn về đề xuất tạo cơ chế chung để các ngân hàng có vốn nhà nước chủ động tăng vốn.
Trong thời gian tới, NHNN sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank) từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2022, 2023 theo quy định.
Về lợi nhuận còn lại của Vietcombank năm 2022, 2023 (lần lượt là 21.680 tỷ đồng và 25.009 tỷ đồng), NHNN cho biết, căn cứ các quy định hiện hành, NHNN đang phối hợp với các bộ ngành liên quan để thực hiện quy trình bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank theo đúng quy định.
Ý kiến bạn đọc