Covid-19 hoành hành trong quý 3, lợi nhuận ngân hàng vẫn tăng 'khủng'

(HQ Online) - Thời điểm hiện tại, báo cáo tài chính quý 3/2021 của nhiều ngân hàng đang dần hé lộ. Dù được nhận định là sẽ có sự phân hóa do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong quý 3, nhưng kết quả vẫn ghi nhận những con số lãi lớn cả nghìn tỷ đồng.
Ngân hàng chiếm ưu thế trong Top 10 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2021
Dự báo hoạt động quý 3 của các ngân hàng: Chỉ một ngân hàng lợi nhuận giảm
Đa số tổ chức tín dụng vẫn kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận dương trong năm nay
NHNN cho rằng, tăng trưởng tín dụng quá cao tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh: Internet
Lợi nhuận của nhiều ngân hàng tăng gấp vài lần so với cùng kỳ. Ảnh: Internet

Mới nhất, Techcombank đã thông báo lợi nhuận trước thuế quý 3/2021 của ngân hàng đạt 5.562 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 9 tháng, Techcombank đạt 17.098 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế đạt 13.715 tỷ đồng, cùng tăng khoảng 60% so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo tài chính quý 3 của LienVietPostBank cũng ghi nhận lợi nhuận trước thuế của quý 3/2021 là 766 tỷ đồng, tăng 3,9% so với cùng kỳ. 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 2.802 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2020.

SeABank cũng vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 và 9 tháng 2021, trong đó, riêng quý 3 lợi nhuận tăng 110,8% đạt 974 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, SeABank đạt hơn 2.530 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế chưa phân phối, tăng mạnh 124% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý 3, lợi nhuận trước thuế của OCB đạt 1.107 tỷ đồng, tăng 71,1% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế trong của OCB ghi nhận tăng trưởng gấp rưỡi với 3.768 tỷ đồng.

Theo công bố của SHB, 9 tháng đầu năm, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của ngân hàng đạt 5.055 tỷ đồng, tăng 93,9% so với cùng kỳ năm 2020. TPBank công bố lợi nhuận 9 tháng đầu năm đạt 75,76% kế hoạch của cả năm, tương đương khoảng 4.394 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.

Không thuộc nhóm ngân hàng lãi “nghìn tỷ”, báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 của NCB cho thấy, trong quý 3, ngân hàng thu về gần 80 tỷ đồng lãi trước thuế, gấp 15 lần so với cùng kỳ. Điều này kéo theo lợi nhuận trước thuế luỹ kế 9 tháng đầu năm của NCB đạt 205,6 tỷ đồng, cao gấp hơn 7 lần cùng kỳ.

Báo cáo tài chính của Kienlongbank cũng ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 3 đạt 72,8 tỷ đồng, tăng 73,8% so với cùng kỳ, lũy kế 9 tháng, ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận 878 tỷ đồng, tăng rất mạnh tới hơn 5 lần so với 9 tháng 2020.

Trong số các ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh, hiện chỉ có 1 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận quý 3 đi lùi là VietBank. Ngân hàng này đã ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 3 đạt 68 tỷ đồng, giảm 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do lợi nhuận từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm mạnh 88%, chỉ đạt 21,5 tỷ đồng; lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm 15% xuống 11 tỷ. Đáng chú ý, chi phí dự phòng rủi ro tăng gấp đôi lên 51 tỷ. Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng năm 2021, lợi nhuận trước thuế của VietBank đạt 394 tỷ đồng, vẫn tăng 5,6% so với 9 tháng năm 2020.

Theo báo cáo kết quả cập nhật kết quả kinh doanh quý 3 của FiinPro dựa trên ước tính sơ bộ của 43 doanh nghiệp, lợi nhuận quý 3 của 9 ngân hàng đang niêm yết trên HOSE, HNX và đăng ký giao dịch trên UPCoM chiếm 34,1% vốn hoá toàn thị trường giảm 13,4% so với quý 2 và đây là quý thứ hai có lợi nhuận giảm so với quý liền trước.

Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, lợi nhuận ngân hàng quý 3/2021 có thể giảm 19% so với quý 2, do tăng trưởng cho vay thấp, chi phí dự phòng dự kiến tăng 20%, đặc biệt tại các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp. Trong khi đó, biên lãi ròng (NIM) giảm do các ngân hàng cắt giảm lãi suất để hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Có thể thấy, nếu so với nửa đầu năm 2021, một số chỉ tiêu tài chính của các ngân hàng có sự chững lại, khối lượng nợ xấu tại không ít ngân hàng tăng lên, nhưng các ngân hàng nhỏ và vừa vẫn có sự vượt trội so được sự hỗ trợ từ mảng kinh doanh dịch vụ, giảm trích lập dự phòng…

Sang năm 2022, theo giới phân tích, triển vọng lợi nhuận của các ngân hàng tiếp tục được dự báo tích cực. Các ngân hàng TMCP tư nhân duy trì được phong độ lợi nhuận, trong khi khối ngân hàng TMCP nhà nước dự báo có sự tăng trưởng bứt phá với kỳ vọng nền kinh tế hồi phục trở lại.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Lãnh đạo các ngân hàng lớn kiến nghị giải pháp giảm áp lực dòng vốn trung và dài hạn

Lãnh đạo các ngân hàng lớn kiến nghị giải pháp giảm áp lực dòng vốn trung và dài hạn

(HQ Online) - Tại buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với 13 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) lớn về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội vào chiều 21/9/2024, trước tốc độ tăng trưởng tín dụng còn chậm, các ngân hàng kiến nghị cần giải pháp đồng bộ từ các bộ, ngành.

Đọc tiếp

Đọc nhiều