Cơ hội nhập bông từ Uzbekistan cho ngành dệt may

(HQ Online) - Uzbekistan là quốc gia xuất khẩu bông đứng thứ ba thế giới, trong khi Việt Nam cần nhập khẩu số lượng lớn bông để phục vụ cho ngành dệt may trong nước.
Nhà máy THACO KIA tham gia giám sát sản xuất xe KIA SONET tại UZBEKISTAN 7 thị trường nhập khẩu hàng hóa tỷ đô tháng đầu năm "Sống cùng, thở cùng” nhịp đập doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu
buổi tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và đoàn doanh nghiệp Uzbekistan.
Buổi tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và đoàn doanh nghiệp Uzbekistan tại VCCI.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2023, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Uzbekistan đạt 160 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 73,5 triệu USD (tăng 63,1%), nhập khẩu đạt 86,2 triệu USD (tăng 13,5%).

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Uzbekistan bao gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, gỗ và các sản phẩm gỗ, chất dẻo nguyên liệu...

Việt Nam nhập khẩu từ Uzbekistan các sản phẩm: nguyên phụ liệu dệt, may, da giày, chất dẻo nguyên liệu, phân bón các loại...

Tại buổi làm việc giữa Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và đoàn doanh nghiệp Uzbekistan (ngày 19/3, tại Hà Nội), Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nêu rõ, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Uzbekistan còn khiêm tốn so với tiềm năng và còn rất nhiều dư địa để hợp tác.

Hiện Uzbekistan có thế mạnh về ngành bông, xuất khẩu bông đứng thứ ba thế giới. Trong khi đó, Việt Nam cần nhập khẩu số lượng lớn bông để phục vụ cho ngành dệt may trong nước.

Uzbekistan cũng là nước sản xuất vàng, khí tự nhiên, hóa chất và máy móc quan trọng ở Trung Á. Việt Nam cũng có rất nhiều sản phẩm công nghiệp, các mặt hàng tiêu dùng cũng như các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như chè, cà phê, thủy hải sản... từ đó có thể đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của nước bạn.

Đặc biệt, Uzbekistan là cửa ngõ vào thị trường 500 triệu dân ở khu vực Trung Á, nên Chủ tịch VCCI nhận định, đây là thị trường hết sức tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác trong thời gian tới.

Vì thế, VCCI và Phòng Thương mại và Công nghiệp Uzbekistan sẽ sớm ký kết một thỏa thuận hợp tác, xúc tiến thành lập Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam - Uzbekistan nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hai nước. Uzbekistan sẽ sớm mở văn phòng thương mại tại Hà Nội và TPHCM. Cùng với đó, đường bay trực tiếp giữa hai quốc gia sẽ sớm được mở.

Các lĩnh vực phía Uzbekistan mong muốn tìm kiếm đối tác Việt Nam gồm nông nghiệp, thực phẩm; dệt may; dược phẩm, y tế; vận tải, du lịch; năng lượng, điện tử; thương mại…

Trước đó, vào ngày 18/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Bakhtiyor Saidov.

Về kinh tế thương mại, Thủ tướng đề nghị tăng cường hợp tác trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của hai bên như dầu khí, nông nghiệp để bảo đảm an ninh năng lượng và an ninh lương thực, đẩy mạnh hợp tác với các địa phương hai nước. Thủ tướng đề nghị Uzbekistan hỗ trợ Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước Trung Á.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều