Khơi thông dòng chảy pháp luật, nhưng điều kiện kinh doanh vẫn tạo rào cản

(HQ Online) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đánh giá, cơ quan nhà nước đã tìm hiểu, lắng nghe, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, như tiến hành rà soát và sửa đổi các quy định về pháp luật kinh doanh.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan Hải quan Bình Dương đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khơi thông dòng chảy pháp luật, nhưng điều kiện kinh doanh vẫn tạo rào cản
Hội thảo công bố Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2023. Ảnh: HD

Ngày 25/4, VCCI đã công bố Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2023. Đây là một sản phẩm thường niên của VCCI từ năm 2018 nhằm điểm lại những vấn đề quan trọng, đáng chú ý trong quá trình xây dựng các quy định pháp luật về kinh doanh trong năm.

Theo Báo cáo, năm 2023, các cơ quan trung ương đã ban hành 16 luật, 98 nghị định, 33 quyết định, 510 thông tư. Số lượng tương đương năm 2022. Đặc biệt, năm 2023 có nhiều đạo luật quan trọng, nên công tác lập pháp và lập quy năm 2023 đã tăng một cách đáng kể.

Hiện nhiều chính sách lớn liên quan đến cộng đồng doanh nghiệp đã và đang được xây dựng, phát triển như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt… nên theo các chuyên gia, dấu ấn của doanh nghiệp trong hoạt động vận động chính sách là rất rõ ràng và hiệu quả. Những ý kiến mạnh mẽ, kiên trì của doanh nghiệp đã tác động đến các cơ quan soạn chính sách.

Chia sẻ về những vấn đề được nêu ra trong Báo cáo năm nay, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI đã chỉ ra một số “dòng chảy” đáng lưu ý. Cụ thể là các hoạt động cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa chi phí cho doanh nghiệp tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ. Năm 2023, VCCI tập hợp và gửi gần 100 vướng mắc, bất cập từ quy định và thực thi do doanh nghiệp phản ánh tới các cơ quan hữu quan và phần lớn những kiến nghị này đã được phản hồi, trong đó có nhiều ghi nhận và sẽ có kế hoạch sửa trong thời gian tới.

Mới đây, ông Phạm Tấn Công cho biết, với việc góp ý về các dự thảo hướng dẫn Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều ý kiến của doanh nghiệp đã được ghi nhận và tiếp thu, có nhiều vấn đề lớn, phức tạp, đến những phiên bản cuối cùng, ý kiến của doanh nghiệp cũng được cân nhắc là một trong những phương án lựa chọn. Ngay cả ý kiến lớn chưa được tiếp thu (về đất ở và đất khác), nhưng cơ quan nhà nước cũng đã cân nhắc phương án thí điểm để đánh giá.

Bên cạnh đó đã có nhiều nỗ lực để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập, gây khó cho doanh nghiệp. Theo Chủ tịch VCCI, trong năm 2023, VCCI nhận được khá nhiều phản ánh vướng mắc liên quan đến các quy định gây tác động đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp như: quy chuẩn xây dựng về phòng cháy, chữa cháy; kiểm tra hàng vận chuyển quá cảnh; trần chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết với ngân hàng; hợp quy thuốc thú y… Nhưng những vấn đề này đã được cơ quan nhà nước đã tìm hiểu, lắngnghe, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để giải đáp các vướng mắc và tìm hướng giải quyết.

Tuy nhiên, ông Phạm Tấn Công cũng nêu, với sự vận động không ngừng của các hoạt động kinh tế, một số chính sách đã không còn phù hợp và cần phải có những thay đổi đột phá, chuyển đổi theo hướng thị trường mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, một một số vướng mắc chưa được giải quyết triệt để, một số vấn đề chưa thống nhất trong quan điểm giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp…

Về cắt giảm điều kiện kinh doanh, báo cáo của VCCI nêu rõ, từ năm 2020 đến nay, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh được thực hiện trong các hoạt động sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thời gian gần đây không còn mạnh mẽ như giai đoạn trước. Một số điều kiện kinh doanh bất hợp lý, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp vẫn còn tồn tại.

Hơn nữa, báo cáo còn nhận định, có một nghịch lý, mặc dù hoạt động cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh đang thúc đẩy, nhưng khi soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật mới/sửa đổi, bổ sung văn bản hiện hành, các quy định bất hợp lý, gây vướng cho doanh nghiệp lại xuất hiện. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh.

Về vấn đề này, TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, điều kiện kinh doanh vẫn tạo nhiều rào cản, hạn chế về quyền tự do kinh doanh, ẩn chứa rủi ro và tạo gánh nặng chi phí tuân thủ đối với doanh nghiệp. Do đó, cần nhiều nỗ lực cải cách và tâm huyết của các cơ quan quản lý nhà nước để tháo gỡ điểm nghẽn này; đồng thời thay đổi tư duy cải cách theo hướng tạo lập thể chế minh bạch, thuận lợi và thúc đẩy tuân thủ của doanh nghiệp.

Ngoài ra, báo cáo của VCCI còn chỉ ra những khó khăn về vấn đề thực thi vẫn ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nhiều cán bộ yêu cầu thêm những giấy tờ không có trong quy định hoặc kéo dài thời gian giải quyết thủ tục. Theo phản ánh, doanh nghiệp đánh giá cơ chế quản lý an toàn thực phẩm của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, nhưng khi thực hiện thủ tục tại một số địa phương yêu cầu thêm các loại giấy tờ, thời gian thực hiện thủ tục kéo dài hơn so với quy định.

Báo cáo cho rằng, các cán bộ, cơ quan thực thi pháp luật cần phải kiểm soát tốt hơn nữa hoạt động thi hành pháp luật, nếu không sẽ giảm tính hiệu quả của các hoạt động thúc đẩy, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà Nhà nước đang thực hiện.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều