Tiếp tục "tranh cãi" về khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

(HQ Online) - Trong văn bản lần thứ 3, tập thể 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam chiếm 85% thị phần toàn ngành đã tiếp tục phản đối việc nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng theo lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát (HPG), việc này nhằm ủng hộ sản xuất trong nước.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu? Cần khách quan trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu Bổ sung hồ sơ đề nghị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép cán nóng

12 doanh nghiệp bác tư cách nguyên đơn của HPG

Thông tin tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên của HPG vào ngày 11/4 về vấn đề “nóng” liên quan đến đề xuất điều tra chống bán phá giá thép cán nóng (HRC), ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT HPG cho biết, việc đề xuất khởi xướng điều tra chống bán phá giá là theo tiêu chuẩn của WTO và rất bình thường. Qua quá trình điều tra, đánh giá tổng thể và khách quan, cơ quan quản lý nhà nước sẽ phân định rõ ràng việc này theo quy định.

Ông Long cũng chia sẻ với những lo lắng của các doanh nghiệp ngành tôn mạ về việc thép nhập khẩu bị điều tra sẽ phải chịu thuế cao khiến chi phí sản xuất tăng lên. Nhưng theo Chủ tịch HĐQT HPG, HPG và Formosa chỉ khởi kiện một vài công ty Trung Quốc bán phá giá HRC, không phải tất cả.

Ngoài ra, ông Trần Đình Long thông tin thêm, việc áp thuế chống bán giá có thể diễn ra vào năm 2026, lúc đó dự án Dung Quất 2 đi vào hoạt động thì tổng công suất HRC của HPG sẽ tăng lên 8,6 triệu tấn HRC, còn năng lực hiện tại của Formosa là 5 triệu tấn, trong khi nhu cầu thép HRC là hơn 11 triệu tấn. Vì thế, ông Long cho rằng cần ủng hộ sản xuất trong nước nói chung, nhất là các ngành công nghiệp thượng nguồn.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam (bao gồm: Tập đoàn Hoa Sen, Thép TVP, Tôn Đông Á, Thép Nam Kim, Tôn Phương Nam, Tôn Pomina, Thép Vina One, Thép Việt Nhật, Kim khí Nam Hưng, Thép Bình Dương, Lê Phan Gia Bình Dương, Thép Việt Thành Long An) đã tiếp tục gửi công văn lập luận lần 3 lên các cơ quan chức năng để khẳng định HPG hoặc một trong số các công ty con của HPG không đủ tư cách pháp lý để nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.

Dẫn các quy định pháp lý và số liệu từ cơ quan Hải quan, các doanh nghiệp này cho rằng, 5 công ty con của HPG nhập khẩu HRC từ Trung Quốc trong giai đoạn từ 1/1/2019 đến 29/2/2024 trong khi HPG sở hữu và có quyền kiểm soát gần như tuyệt đối (sở hữu hơn 99,9% cổ phần). Dữ liệu còn cho thấy, các loại thép HRC nhập khẩu này có mã HS giống với các sản phẩm nằm trong năng lực sản xuất và phân phối của HPG tại cả thị trường nội địa lẫn thị trường xuất khẩu.

“HPG và/hoặc các công ty con của HPG đang làm đồng thời 5 việc: nhập khẩu HRC từ Trung Quốc, nộp đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá chính sản phẩm HRC mà các công ty con của HPG đang nhập từ Trung Quốc, sản xuất HRC mà các công ty con của HPG đang nhập từ Trung Quốc, bán HRC tại thị trường nội địa, bán HRC tại thị trường xuất khẩu”, văn bản kiến nghị nhấn mạnh.

Tiếp tục
Cơ cấu và khối lượng sản phẩm chưa đáp ứng 100% nhu cầu sản xuất sản phẩm thép trong nước nên vẫn cần nhập khẩu. Ảnh: ST

Trong 2 văn bản trước đó, các doanh nghiệp tôn thép cũng đưa ra những dẫn chứng và bằng chứng để cho thấy không có cơ sở pháp lý cũng như không phù hợp với diễn biến thực tế thị trường để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.

Vẫn cần nhập khẩu

Trước những quan điểm trái chiều của 2 nhóm doanh nghiệp, từ góc độ cơ quan quản lý về sản xuất thép, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, các nhà máy sản xuất thép trong nước (bao gồm cả thép HRC) đều đã áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trong nước và quốc tế, nên chất lượng sản phẩm tương đương với sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, cả nước hiện có 2 doanh nghiệp sản xuất thép HRC là HPG và Formosa với tổng công suất có thể đạt 8,5 triệu tấn/năm.

Vì thế, Cục Công nghiệp cho rằng, với cơ cấu và khối lượng sản phẩm chưa đáp ứng 100% nhu cầu đầy đủ để sản xuất sản phẩm thép trong nước nên vẫn cần thiết phải nhập khẩu.

Trước thông tin về việc một số doanh nghiệp thép nộp đơn chống bán phá giá đối với sản phẩm thép HRC từ một số quốc gia, Cục Công nghiệp nêu rõ, đây là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến cả ngành sản xuất gang thép và các ngành tiêu thụ thép HRC như cơ khí chế tạo, ô tô, tôn mạ… nên cần được đánh giá một cách khách quan.

Việc áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép (nếu có) sẽ do cơ quan phòng vệ thương mại xem xét và quyết định theo thẩm quyền. Cục Công nghiệp sẽ làm việc chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại để đảm bảo thị trường thép HRC phát triển lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, bao gồm doanh nghiệp sản xuất HRC và doanh nghiệp sử dụng HRC.

Trước đó, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cũng cho biết đã nhận được hồ sơ yêu cầu điều tra. Tuy nhiên, Cục đã có thông báo đề nghị các doanh nghiệp nộp hồ sơ tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hồ sơ để làm rõ các nội dung, thông tin có liên quan đến cáo buộc về hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu, thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước theo đúng quy định.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%

Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%

(HQ Online) - Đánh dấu 1 thập kỷ phát triển, WinCommerce (đơn vị vận hành hệ thống siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+/WiN) triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm. Trong đó, toàn hệ thống sẽ phủ đầy hàng hóa với giá bình ổn, kèm theo vô vàn khuyến mại và các hoạt động vui chơi giải trí “săn” quà tặng hấp dẫn nhằm tri ân tất cả khách hàng đã đồng hành trong suốt thời gian qua.
Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” tại Quảng Nam

Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” tại Quảng Nam

(HQ Online) - Vừa qua, Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường”, mang 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính trao tận tay 200 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại 2 huyện miền núi của Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My.

Đọc nhiều