Ba “ông lớn” ngân hàng kinh doanh như thế nào nửa đầu năm?
Lợi nhuận ngân hàng sẽ ra sao trước tác động của đại dịch trong nửa cuối năm | |
Ngân hàng tăng mạnh “bộ đệm” cho xử lý nợ xấu | |
“Ông lớn” ngân hàng tăng lãi suất huy động |
Lợi nhuận sau thuế và trích lập dự phòng rủi ro của 3 ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng. Biểu đồ: H.D |
Đầu tiên, cần phải kể đến sự bứt phá mạnh về tăng trưởng của BIDV trong quý 2/2021 khi năm 2020 có phần hụt hơi hơn so với 2 “ông lớn” còn lại.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021 của BIDV cho thấy, riêng trong quý 2/2021, ngân hàng này đạt lợi nhuận trước thuế hơn 4.700 tỷ đồng, tăng gần 86% so với cùng kỳ - mức tăng trưởng theo quý cao nhất kể từ năm 2013.
Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế quý 2/2021 của Vietinbank lại bất ngờ giảm tới 38% so với cùng kỳ năm trước, ở mức 2.790 tỷ đồng, lợi nhuận của Vietcombank cũng giảm hơn 14%, còn hơn 4.900 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tính chung 6 tháng, 3 ngân hàng quốc doanh này vẫn lọt top 5 ngân hàng TMCP có lợi nhuận cao nhất toàn ngành. Vietcombank vẫn đang duy trì ngôi vương trong cuộc đua lợi nhuận với lợi nhuận sau thuế là 10.867 tỷ đồng, tiếp đến là VietinBank với hơn 8.700 tỷ đồng, BIDV với 6.510 tỷ đồng.
Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm là 3 “ông lớn” ngân hàng này đều đã tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro. BIDV tăng mạnh nhất lên hơn 15.400 tỷ đồng, tương đương 49% so với cùng kỳ năm trước. VietinBank cũng tăng mạnh hơn 28% lên hơn 8.450 tỷ đồng, Vietcombank tăng hơn 37% lên 5.500 tỷ đồng.
BIDV trích lập mạnh bởi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này khá lớn, lên tới 1,63% tổng dư nợ dù đã thấp hơn mức 1,76% hồi cuối năm 2020.
Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank là 1,38%, Vietcombank là 0,91%, tuy thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của BIDV, nhưng lại là 2 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng so với chính mình hồi cuối năm 2020.lần lượt ở mức 0,94% và 0,62%
Tuy nhiên, nhờ việc đẩy mạnh trích lập, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các ngân hàng này đều tăng dần lên. Nhờ khoản trích lập lớn, BIDV đã nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu vượt 100% từ cuối quý 1/2021, nâng lên 130% vào cuối quý 2, ngang bằng VietinBank.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Vietcombank vẫn cao nhất, sau khi đạt đỉnh 370% hồi cuối năm 2020, tỷ lệ này đã xuống gần 280% vào quý 1/2021, nhưng giờ đã hồi phục trở lại mức 350% sau 6 tháng 2021.
Cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng của 3 ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng. Biểu đồ: H.D |
Ngoài ra, về một số chỉ tiêu kinh doanh khác, trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng thu nhập hoạt động của Vietcombank đạt hơn 28.500 tỷ đồng, tăng 24% so với 6 tháng đầu năm 2020. Chi phí hoạt động ở mức 9.510 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ, chủ yếu do tăng chi cho hoạt động quản lý công vụ, còn chi cho nhân viên gần như không thay đổi.
Tại VietinBank, tổng thu nhập 6 tháng đầu năm đạt hơn 27.000 tỷ đồng, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2020. Chi phí hoạt động 6 tháng ở mức 7.699 tỷ đồng, tăng 16,7%. Tỷ lệ chi phí trên doanh thu (CIR) 6 tháng đầu năm 2021 là 28,5%, cải thiện đáng kể so với mức 31,9% cùng kỳ năm 2020.
Tổng thu nhập hoạt động nửa đầu năm của BIDV cũng đạt 31.661 tỷ đồng, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí hoạt động trong kỳ ở mức 8.115 tỷ đồng, tăng 9%.
Tại ngày 30/6/2021, tổng tài sản VietinBank đạt hơn 1,47 triệu tỷ đồng, tăng 9,8% so với đầu năm; BIDV cũng tăng 8,3% lên hơn 1,64 triệu tỷ đồng; riêng tổng tài sản của Vietcombank lại sụt giảm 1,7% xuống mức hơn 1,3 triệu tỷ đồng do giảm mạnh cho vay các tổ chức tín dụng khác.
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 3/8, thị giá cổ phiếu VCB của Vietcombank ở mức 98.800 đồng/cổ phiếu, giảm 6% so với hồi đầu năm 2021; thị giá cổ phiếu BID của BIDV ở mức 43.350 đồng/cổ phiếu, giảm 11,8% so với đầu năm; cổ phiếu CTG của VietinBank ở mức 34.100 đồng/cổ phiếu, cũng giảm 13,4% so với đầu năm.
Ý kiến bạn đọc