Thương hiệu quốc gia giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế trong kinh doanh

(HQ Online) - Nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như chìa khóa giúp gia tăng giá trị sản phẩm cũng như giá trị doanh nghiệp.
Doanh nghiệp gia tăng giá trị kinh doanh qua chuyển đổi số
Doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
Các chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ tại diễn đàn Thương hiệu quốc gia 2021
Các chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ tại diễn đàn Thương hiệu quốc gia 2021

Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải – Phó Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu quốc gia tại Lễ Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2021 và Diễn đàn thương hiệu Việt Nam 2021 diễn ra tại TPHCM ngày 19/4.

Liên tục tăng hạng

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về giá trị thương hiệu quốc gia đi cùng những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được, khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự chủ động và tầm vóc của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

Theo đó, những năm gần đây, thứ hạng giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện trên bảng xếp hạng thế giới và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh nhờ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, mở rộng các quan hệ song phương và đa phương, hỗ trợ xuất nhập khẩu cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu. Theo báo cáo của Brand Finance, năm 2020 Việt Nam là một trong các quốc gia có mức tăng trưởng giá trị thương hiệu quốc gia nhanh nhất thế giới (tăng 29% so với năm 2019, lên 319 tỷ USD). Nhờ đó, giá trị Thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã tăng 9 bậc, lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng (theo Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu 2021).

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá, khi tham gia vào Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị sản phẩm cũng như giá trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã từng bước xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của mình. Số lượng doanh nghiệp được công nhận có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tăng đều qua các giai đoạn từ 30 doanh nghiệp năm 2008, đến năm 2020 Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã có 124 doanh nghiệp với 283 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia, trong đó đã có nhiều thương hiệu đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới.

Thêm lợi thế nhờ Thương hiệu quốc gia

Chia sẻ lợi thế của việc có sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia, đại diện Công ty CP Nhôm Việt Dũng cho biết, việc đạt danh hiệu thương quốc gia đã giúp công ty khẳng định được lợi thế cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như củng cố sức mạnh khi xuất khẩu ra nước ngoài. Đặc biệt, việc phát triển thị trường cũng như quảng bá hình ảnh ra thị trường nước ngoài đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Trong bối cảnh hậu Covid-19, nhiều bạn hàng xuất khẩu đã kết nối lại với doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, Nhôm Việt Dũng kỳ vọng chứng nhận Thương hiệu quốc gia sẽ giúp công ty thuận lợi hơn trong việc kết nối lại và thúc đẩy các thị trường xuất khẩu trong năm 2021.

Là doanh nghiệp lần đầu đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Vina T&T cho biết, Thương hiệu quốc gia là cột mốc quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc phát triển và khẳng định vị thế của mình. Với việc đạt Thương hiệu quốc gia, doanh nghiệp nhận được rất nhiều hỗ trợ trong việc quảng bá hình ảnh để mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn.

Đặc biệt, với danh hiệu Thương hiệu quốc gia, ông Tùng kỳ vọng sẽ rút ngắn được quá trình đàm phán với các đối tác trên thế giới và mở rộng xuất khẩu tời các thị trường mới.

Với hàng loạt các lợi ích mang lại, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh chương trình Thương hiệu quốc gia và hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội từ chương trình này. Trong đó tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của thương hiệu trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Đồng thời cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp quan tâm tới chương trình, để các doanh nghiệp chưa đạt thương hiệu quốc gia sẽ đáp ứng được các tiêu chí của chương trình; cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp đã đạt thương hiệu quốc gia để có thể vươn xa hơn nữa ra thị trường quốc tế.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng triển khai các hoạt động quảng bá để thế giới biết đến chương trình Thương hiệu quốc gia và những doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

(HQ Online) - 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024. Đây là những doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam.

Đọc tiếp

Masan 2024: Thành công với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm

Masan 2024: Thành công với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm

(HQ Online) - Năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam, mặc dù được đánh giá tốc độ phục hồi không quá nhanh nhưng thị trường tiêu dùng bán lẻ bước đầu đã có những tín hiệu khả quan và dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong thời gian tới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn đứng trước những thử thách buộc phải có nhiều chiến lược, sản phẩm để có thể giữ đà tăng trưởng tiêu dùng, nâng cao chất lượng và thu hút người tiêu dùng. Trong đó, Tập đoàn Masan nổi bật với những chiến lược và mục tiêu kinh doanh đặt người tiêu dùng làm trọng tâm.
Bất ổn địa chính trị đe dọa sự tăng trưởng phát triển của ngành Logistics

Bất ổn địa chính trị đe dọa sự tăng trưởng phát triển của ngành Logistics

(HQ Online) - Theo báo cáo Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2024 được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố ngày 29/11/2024, năm 2024, ngành Logistics Việt Nam đã có sự phục hồi đáng kể so với năm 2023. Tuy nhiên, những bất ổn địa chính trị tiếp tục gia tăng được nhận định sẽ đe dọa sự phát triển ổn định của ngành này.
TKV: 11 tháng đạt doanh thu hơn 150 nghìn tỷ đồng

TKV: 11 tháng đạt doanh thu hơn 150 nghìn tỷ đồng

(HQ Online) - Thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong tháng 11/2024, nhờ các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, thực hiện phong trào thi đua 90 ngày đêm lao động sản xuất cao điểm quý 4/2024, các chỉ tiêu cơ bản đều hoàn thành theo kế hoạch.
Masan tích cực thực hiện nhiều phát kiến phục vụ người tiêu dùng

Masan tích cực thực hiện nhiều phát kiến phục vụ người tiêu dùng

(HQ Online) - Công nghệ và sự tiện lợi ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Đón đầu xu hướng này, cam kết đổi mới sáng tạo và làm những điều khác biệt được thể hiện xuyên suốt trong từng sản phẩm, dịch vụ của Masan và các đơn vị thành viên trên hành trình phụng sự người tiêu dùng.

Đọc nhiều