Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp thu về 157 tỷ đồng trong năm 2024
Ngoài ra, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn tại 3 doanh nghiệp (F2) với giá trị 40,9 tỷ đồng, thu về 182 tỷ đồng.
Tính đến tháng 01/2025, đã có 118 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp theo Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định số 360/QĐ-TTg, trên cơ sở báo cáo của các cơ quan, đơn vị thì tổng số các doanh nghiệp phải phê duyệt Đề án cơ cấu lại là 676 doanh nghiệp.
![]() |
Cần đổi mới, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong thời gian tới. Ảnh: ST |
Cũng trong tháng 1/2025, các đơn vị tiếp tục triển khai công tác cổ phần hóa theo phê duyệt kế hoạch nhưng chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.
Trong năm 2025, Bộ Tài chính cho biết sẽ thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, xây dựng cơ cấu sở hữu hợp lý, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, nòng cốt cho kinh tế nhà nước.
Theo đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, khuyến khích đổi mới sáng tạo và quản trị theo chuẩn mực quốc tế.
Đồng thời bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực nhà nước giao; đảm bảo việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như: điện, nước, xăng dầu... nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và nền kinh tế.
Bộ Tầi chính cũng sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực công tác quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó là triển khai hiệu quả Đề án cơ cấu lại từng tập đoàn, tổng công ty giai đoạn sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng nội dung, kế hoạch, tiến độ và quy định của pháp luật.
Ý kiến bạn đọc