Thực hiện thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng sợi

(HQ Online) - Để đảm bảo thực hiện thống nhất, đúng quy định của Bộ Công Thương, tránh sai sót, Tổng cục Hải quan hướng dẫn và yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung liên quan đến thực hiện thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng sợi.
Điều tra chống bán phá giá sản phẩm bàn, ghế Trung Quốc, Malaysia
Sợi filament Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia bán phá giá vào Việt Nam
Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời?

Ngày 31/8/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2080/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester được phân loại theo các mã HS 5402.33.00, 5402.46.00 và 5402.47.00 có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa Indonesia và Malaysia.

Theo đó, để đảm bảo thực hiện thống nhất, đúng quy định, Tổng cục Hải quan hướng dẫn các cục hải quan tỉnh thành phố lưu ý nội dung liên quan tới thời hạn áp dụng mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Cụ thể, các cục hải quan tỉnh, thành phố căn cứ Quyết định số 2080/QĐ-BCT kèm theo Thông báo của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời để thực hiện trong vòng 120 ngày, kể từ ngày 3/9/2021 đến hết ngày 31/12/2021 (trừ khi được gia hạn, thay đổi, hủy bỏ theo quy định của pháp luật).

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đối với thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, Tổng cục Hả quan yêu cầu các đơn vị nghiên cứu kỹ và thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận chất lượng bản gốc của nhà sản suất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận nhà sản xuất) quy định tại Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 2080/QĐ-BCT để áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.

Liên quan tới thủ tục khai báo thuế chống bán phá giá được hướng dẫn tại điểm 4 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 2080/QĐ-BCT, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan, tỉnh thành phố cần phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện khai báo thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số mặt hàng sợi.

Trong đó, trường hợp người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì người khai hải quan thực hiện khai báo mã dùng trong VNACCS theo mã G129 tương ứng mức thuế CBPG là 54,90%.

Trường hợp người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ nước, vùng lãnh thổ không phải là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia hoặc Malaysia thì không phải nộp thuế chống bán phá giá, người khai hải quan khai trên tờ khai nhập khẩu tại chỉ tiêu 195 Mã miễn giảm/không chịu thuế và thu khác theo bảng mã đối tượng không chịu thuế chống bán phá giá (GK) đã được đăng tải trên website: https://www.customs.gov.vn.

Trường hợp người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia hoặc Malaysia nhưng không nộp được bản gốc Giấy chứng nhận nhà sản xuất hoặc nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất nhưng tên nhà sản xuất trên Giấy chứng nhận không trùng với tên nhà sản xuất nêu tại cột 1 mục 2 Điểm 2 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 2080/QĐ-BCT thì người khai hải quan thực hiện khai báo mã dùng trong VNACCS như sau:

G118 đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Trung Quốc tương ứng mức thuế chống bán phá giá là 17,45%; G115 đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Ấn Độ tương ứng mức thuế chống bán phá giá là 54,90%; G116 đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Indonesia tương ứng mức thuế chống bán phá giá là 21,94%; G117 đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Malaysia tương ứng mức thuế chống bán phá giá 21,23%

Trường hợp người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia hoặc Malaysia và nộp được bản gốc Giấy chứng nhận nhà sản xuất và tên nhà sản xuất trên Giấy chứng nhận trùng với tên của nhà sản xuất nêu tại cột 1 nục 2 Điểm 2 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 2080/QĐ-BCT, đồng thời có tên nhà xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại) trùng với tên nhà sản xuất nêu tại cột 1 hoặc trùng với tên nhà xuất khẩu tương ứng theo hàng ngang tại cột 2 mục 2 Điểm 2 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 2080/QĐ-BCT thì mức thuế suất thuế chống bán phá giá là mức thuế tương ứng theo hàng ngang tại cột 3 mục 2 Thông báo.

Người khai hải quan khai báo mã dùng trong VNACCS tương ứng với mức thuế suất đối với tổ chức, cán nhân sản xuất, xuất khẩu, công ty thương mại liên quan theo bảng mã thuế chống bán phá giá đã được đăng tải trên website: https://www.customs.gov.vn (từ mã G115 đến mã G128).

Trường hợp người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia hoặc Malaysia và nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất và tên nhà sản xuất trên Giấy chứng nhận trên Giấy chứng nhận trùng với tên của nhà sản xuất nêu tại cột 1 mục 2 của Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 2080/QĐ-BCT nhưng tên nhà xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại) không trùng với tên nhà sản xuất tại cột 1 mục 2 hoặc không trùng với tên nhà xuất khẩu tương ứng theo hàng ngang tại cột 2 mục 2 Thông báo thì khai báo mã dùng trong VNACCS như hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp không trùng tên.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều