"Thiết kế” giải pháp phù hợp cho số hóa doanh nghiệp

(HQ Online) - Các doanh nghiệp dù thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đều khẳng định, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, nhưng phải tìm ra giải pháp phù hợp.
Doanh nghiệp ngành gỗ còn dè dặt trong chuyển đổi số
Sẽ có 3 gói hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số năm 2022
Tăng tốc kinh doanh nhờ hạ tầng số
Diễn đàn “Tiếp cận mới về chuyển đổi số Doanh nghiệp - Hiểu đúng, để làm trúng”. Ảnh: VCCI
Diễn đàn “Tiếp cận mới về chuyển đổi số doanh nghiệp - Hiểu đúng, để làm trúng”. Ảnh: VCCI

Thay đổi từ tư duy

Chia sẻ tại Diễn đàn “Tiếp cận mới về chuyển đổi số doanh nghiệp – Hiểu đúng để làm trúng” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ông Nguyễn Quang Bảo, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho hay, nếu không áp dụng công nghệ thông tin thì doanh nghiệp không thể tồn tại, đặc biệt với các công ty chứng khoán.

Ông Bảo lấy ví dụ, khối lượng giao dịch của VCSC đã tăng gấp 1.000 lần so với 14 năm trước – thời điểm doanh nghiệp thành lập. Tất cả là nhờ chuyển đổi số. Công tác này phải đến từ tư duy những người lãnh đạo đứng đầu doanh nghiệp và căn cứ trên việc đánh giá bản thân doanh nghiệp. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ đánh giá được mức độ áp dụng công nghệ thông tin đang ở đâu, rồi đưa ra những giải pháp để thay đổi và chuyển đổi nâng cấp.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Hải, Giám đốc Công ty LitCommerce cho rằng, lãnh đạo doanh nghiệp phải có tư duy và hiểu đúng về chuyển đổi số để áp dụng đúng và trúng.

"Áp dụng không đúng sẽ hình thành một vấn đề, có thể ví như con cá vàng mà đeo vây con cá mập, khiến cho bộ máy của doanh nghiệp cồng kềnh hơn, nhân sự ở dưới thực thi chuyển đổi số một cách ép buộc. Khi đó, họ sẽ không thể làm tốt và không phát huy được hiệu quả của chuyển đổi số”, ông Hải phân tích.

Về tư duy trong chuyển đổi số, ông Nguyễn Đức Hải nhận định, cần phải tư duy theo hai hướng, đó là đầu vào và đầu ra. Theo ông Hải, đầu tiên phải xác định đầu vào cần gì, đầu ra cần gì, sau đó mô hình hóa tất cả các khâu trong doanh nghiệp, từ nhân sự, CEO, đến marketing và phát triển sản phẩm, quản trị chăm sóc khách hàng…

Cũng nói về việc thay đổi tư duy, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Doanh nghiệp cho rằng, so sánh về mặt bằng, năng lực của doanh nghiệp Việt còn tương đối thấp so với mặt bằng chung của thế giới trong giai đoạn chuyển đổi này. Điều này đói hỏi các doanh nghiệp phải nhaỵ bén, khai thác được tiềm năng sẵn có. Tuy nhiên, giải pháp cho chuyển đổi số phải thông qua đánh giá năng lực từng doanh nghiệp để có những thiết kế phù hợp.

3 giai đoạn để chuyển đổi số

Định hướng cho các doanh nghiệp trong chuyển đổi số, ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chuyển đổi số của doanh nghiệp sẽ được chia thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất là áp dụng công nghệ số vào mô hình kinh doanh và mô hình quản trị của doanh nghiệp thông qua các giải pháp công nghệ, yêu cầu về dữ liệu cho các giai đoạn sau được đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản xuất và quản lý của doanh nghiệp.

Giai đoạn thứ hai là áp dụng công nghệ số cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong doanh nghiệp như xây dựng hệ thống báo cáo quản trị (bao gồm các chỉ số báo cáo quản trị từ các dữ liệu đã thu thập được) và đảm bảo tính liên kết giữa cơ sở dữ liệu.

Giai đoạn thứ ba là chuyển đổi số hoàn toàn mô hình kinh doanh và mô hình quản trị, hoàn thiện cơ sở dữ liệu và nền tảng số cho doanh nghiệp bằng cách tích hợp cơ sở dữ liệu của các chức năng, bộ phận thành một hệ thống dữ liệu tập trung và xuyên suốt, áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) nhằm xây dựng kế hoạch, ngân sách, dự báo dòng tiền... từ cơ sở dữ liệu tích hợp và áp dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm mới (R&D).

Có thể thấy, áp dụng được các phương thức và khuyến nghị như thế, chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mô hình kinh doanh, sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới và giúp nâng cao hiệu quả quản trị, sử dụng tài nguyên và khả năng ra quyết định.

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, rào cản, khó khăn của doanh nghiệp khi chuyển đổi số là chi phí triển khai chuyển đổi số không chỉ bao gồm chi phí thuê, mua phần mềm, giải pháp mà có thể phát sinh thêm các chi phí như: chi phí thay đổi quy trình, đào tạo nhân sự để thích ứng với quy trình mới; chi phí đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin, đôi khi phải thay đổi, xóa bỏ các hệ thống truyền thống; chi phí trong bảo đảm an toàn, an ninh mạng…

TS. Lương Minh Huân, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp, VCCI nhấn mạnh thêm, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn về thiếu cơ sở hạ tầng; sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân, doanh nghiệp; các quy tắc, quy định không phù hợp với số hoá… đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khó khăn về vấn đề nguồn lực. Nhưng Covid-19 lại là “cú hích” để các doanh nghiệp nhận ra tính ưu việt của kinh tế số, nên trách nhiệm của doanh nghiệp là phải đổi mới mô hình kinh doanh, xác lập mô hình quản trị dựa trên công nghệ số, hướng tới các mục tiêu phát triển sáng tạo, bền vững, bao trùm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đẩy mạnh triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp thông qua tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp.

Về các mục tiêu của chương trình trong năm 2022, Chương trình sẽ tập trung vào 3 gói chính. Gói thứ nhất là hỗ trợ bắt đầu chuyển đổi số cho quy mô nhỏ, những doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi số, ngân sách nhà nước dành một phần kinh phí từ 20-50 triệu đồng/doanh nghiệp/năm. Gói thứ hai là tăng tốc chuyển đổi số cho các doanh nghiệp đang tăng trưởng, hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/năm đối với các đối tượng doanh nghiệp vừa. Gói thứ ba là hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số hướng đến thị trường xuất khẩu, hỗ trợ tối đa 50% kinh phí khởi tạo, duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

(HQ Online) - Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đọc tiếp

Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025

Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025

(HQ Online) - Bộ Tài chính vừa đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường trong năm 2025 đối với xăng (trừ etanol), dầu, mỡ nhờn; giảm khoảng 70% đối với nhiên liệu bay và 40% với dầu hỏa. Theo tính toán, tổng NSNN giảm khoảng 44.224 tỷ đồng khi áp dụng chính sách này.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều