Tetra Pak đầu tư 6,2 triệu Euro sản xuất, tái chế vỏ hộp tại Việt Nam

(HQ Online) - Theo báo cáo bền vững năm 2022 vừa được Tetra Pak công bố thì ngoài việc đạt được nhiều tiến bộ trong công tác phát triển bền vững, công ty đã đầu tư 6,2 triệu Euro vào Nhà máy giấy Đồng Tiến và nhà máy Bình Dương nhằm nâng sản lượng vỏ hộp được sản xuất, tái chế.
Tetra pak hợp tác sản xuất đạm thực vật từ nấm lên men
Tetra Pak phát động Ngày hội “Tái chế rác thải– Bảo vệ tương lai”
Tetra Pak đầu tư đẩy mạnh tái chế bao bì đã qua sử dụng

Theo đó, tại Việt Nam, bất chấp tác động của dịch Covid-19, Tetra Pak đã đạt được nhiều tiến bộ trong công tác phát triển bền vững. Cụ thể, năm 2021, Tetra Pak đã đầu tư 1,2 triệu euro vào Nhà máy giấy Đồng Tiến để tăng gấp đôi năng suất tái chế lên 17.000 tấn/năm, nhằm hỗ trợ cho nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống của Việt Nam trong việc thực hiện trách nhiệm tái chế vỏ bao bì đã qua sử dụng tuân thủ theo quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.

Những thách thức về phát triển bền vững cho thấy sự cần thiết cần phải có một cách tiếp cận mới trong việc cung cấp lương thực toàn cầu mà không gây tác động đến trái đất.
Những thách thức về phát triển bền vững cho thấy sự cần thiết cần phải có một cách tiếp cận mới trong việc cung cấp lương thực toàn cầu mà không gây tác động đến trái đất.

Tetra Pak cũng thực hiện số hoá việc thu gom vỏ hộp giấy đựng đồ uống khi hợp tác với Ứng dụng kết nối thu mua phế liệu (VECA) nhằm đưa vỏ hộp giấy vào danh mục thu gom của VECA, giúp việc thu mua vỏ hộp giấy có thể được thực hiện tại bất cứ đâu, bất cứ khi nào.

Tetra Pak cũng lắp đặt 2.300 tấm pin năng lượng mặt trời tại nhà máy; 100% vỏ hộp giấy cung cấp tại Việt Nam đều dán nhãn FSC của Hội đồng Rừng thế giới, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu khai thác từ nguồn rừng tái sinh có kiểm soát và được quản lý theo tiêu chuẩn chặt chẽ của quốc tế.

Ngoài ra, Tetra Pak còn hợp tác với các tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ như Aeon Mall, MM Mega Market để mở rộng mạng lưới thu gom vỏ hộp giấy tại các trung tâm mua sắm và siêu thị.

Đặc biệt, Tetra Pak đã đầu tư thêm 5 triệu euro vào nhà máy Bình Dương nhằm nâng sản lượng hàng năm từ 11,5 tỷ vỏ hộp lên 16,5 tỷ vỏ hộp, giúp đảm bảo nguồn cung cho ngành thực phẩm. Theo đó, năm 2021, nhà máy Tetra Pak Bình Dương đã tiết kiệm được 1.665 MWh lượng điện, giảm phát thải hơn 3.100 tấn CO2 và 1.673 m3 lượng nước sử dụng so với năm 2020.

Ngoài những thành tựu tại thị trường Việt Nam, báo cáo bền vững lần thứ 23 của Tetra Pak nêu bật những thành tựu và các sáng kiến ​​mà công ty triển khai nhằm bảo vệ thực phẩm, con người và trái đất. Trong đó, đáng chú ý, công ty đã đầu tư 40 triệu Euro để hỗ trợ thu gom và tái chế 50 tỷ hộp giấy, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.

Đọc nhiều