Tetra Pak đầu tư đẩy mạnh tái chế bao bì đã qua sử dụng

(HQ Online) - Tetra Pak- nhà cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm đến từ Thụy Điển và Công ty Giấy và bao bì Đồng Tiến vừa công bố khoản đầu tư trị giá 3,5 triệu euro để nâng cấp và mở rộng năng lực tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng tại Việt Nam.
Tetra Pak và Vinasoy đưa trải nghiệm PackStory lên điện thoại thông minh
Tetra Pak ứng dụng VECA trên điện thoại thông minh để xử lý hộp giấy
Tetra Pak tái khởi động chương trình thu gom vỏ hộp giấy tại các siêu thị Mega Market

Theo đó, Tetra Pak sẽ đầu tư 1,2 triệu euro cho việc lắp đặt một dây chuyền tách giấy hiện đại theo công nghệ của châu Âu tại nhà máy tái chế giấy của Đồng Tiến, dự kiến sẽ hoàn tất vào quý 4 năm nay.

Việc hỗ trợ xây dựng năng lực tái chế vỏ hộp giấy tại địa phương nằm trong chiến lược hình thành nền kinh tế tuần hoàn, ít phát thải carbon của Tetra Pak trên toàn cầu.
Việc hỗ trợ xây dựng năng lực tái chế vỏ hộp giấy tại địa phương nằm trong chiến lược hình thành nền kinh tế tuần hoàn, ít phát thải carbon của Tetra Pak trên toàn cầu.

Khoản đầu tư này có ý nghĩa quan trọng bởi đây là lần đầu tiên một công ty cung ứng bao bì nước ngoài đầu tư trực tiếp vào việc xây dựng năng lực cho ngành tái chế còn đang rất non trẻ tại Việt Nam.

Ông Eliseo Barcas, Tổng Giám đốc Tetra Pak Việt Nam cho biết, việc hỗ trợ xây dựng năng lực tái chế vỏ hộp giấy tại địa phương nằm trong chiến lược hình thành nền kinh tế tuần hoàn, ít phát thải carbon của Tetra Pak trên toàn cầu.

Được biết, dây chuyền tách giấy từ vỏ hộp sữa với công nghệ hiện đại này dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi công suất tái chế tại Đồng Tiến lên 17.000 tấn/năm. Nó cũng cho phép tạo ra bột giấy tái chế có chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn để sản xuất các sản phẩm giấy có giá trị thương mại như giấy ăn, giấy vệ sinh, giấy viết. Từ đó giúp tăng giá trị thu mua vỏ hộp giấy và thu nhập cho người thu gom.

Với chất lượng bột giấy tái chế được nâng cao, công ty Đồng Tiến cũng sẽ đầu tư 2,3 triệu euro vào hệ thống nhà xưởng và dây chuyền sản xuất giấy kraft – hiện đang rất được ưa chuộng trên thế giới.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều