Tận dụng cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp phục hồi

(HQ Online) - Nền kinh tế đang phát triển theo nhiều xu hướng mới, đòi hỏi các lãnh đạo doanh nghiệp phải đi tìm kiếm những cách thức mới, giá trị mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó tăng tốc phục hồi.
Doanh nghiệp xuất khẩu phía Nam tìm hướng tự chủ nguyên liệu
“Phao cứu sinh” từ văn hóa doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần trợ lực tài chính để duy trì và phục hồi

Chiều 19/8, tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức Diễn đàn: Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững.

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: H.Dịu
Diễn đàn về giải pháp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Ảnh: H.Dịu

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, những khó khăn trong kinh doanh cùng với tác động của đại dịch khiến cho các doanh nghiệp dè dặt hơn khi xây dựng kế hoạch kinh doanh, dẫn tới sự ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo Phó Chủ tịch VCCI, Chính phủ đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025 nhằm xây dựng doanh nghiệp Việt Nam mạnh cả về số lượng và chất lượng, trở thành lực lượng quan trọng đảm bảo tính tự chủ của nền kinh tế.

“Mỗi doanh nhân, doanh nghiệp cần sẵn sàng đối mặt với những thách thức, chủ động nắm bắt, chắt chiu từng cơ hội đổi mới và sáng tạo, có phương án đón đầu xu hướng kinh doanh mới, xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế”, ông Hoàng Quang Phòng nêu rõ.

Đồng quan điểm, để nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục mở rộng thị trường, ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng - Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho biết, các doanh nghiệp cần nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó phải đón đầu và tận dụng cơ hội về dòng vốn dịch chuyển đầu tư, đặc biệt là dòng vốn đầu tư của các nước ra khỏi Trung Quốc, Hongkong... Cùng với đó, các doanh nghiệp cần chú trọng khai thác cơ hội ở các thị trường Việt Nam đã có FTA đặc biệt là EU, Mỹ...

Tuy nhiên, ông Trịnh Minh Anh cũng lưu ý, các doanh nghiệp cần chú ý đến vấn đề nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của sản phẩm và để tận dụng tối đa ưu đãi của 15 FTA, doanh nghiệp cần liên kết chặt trẽ với các ngành, cơ quan chức năng; cần tìm hiểu rõ chuỗi cung ứng của mình để cố gắng lấp hoặc tham gia lấp đầy các chỗ đứt, gãy của các chuỗi cung ứng này.

Từ phía doanh nghiệp, để nâng cao sức cạnh tranh, bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát chia sẻ, các cấp quản lý cần là những người sẵn sàng tạo nên sự khác biệt, đầu tư, tìm kiếm những hệ thống, mô hình quản trị. Bên cạnh đó, công ty đặt yếu tố tiên phong để nỗ lực đạt được những bước phát triển ấn tượng.

Theo ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phúc Sinh, muốn phát triển nông nghiệp và bán hàng hóa vào châu Âu thì các doanh nghiệp phải phát triển bền vững, phát triển các vùng trồng, con người, phát triển theo chuỗi và kiểm soát theo chuỗi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải phát triển chiều sâu, nếu không đầu tư chế biến, thì việc cạnh tranh càng trở nên khó khăn.

Từ những vấn đề trên, các chuyên gia tại hội thảo cho rằng, bên cạnh sự chủ động, các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ, liên kết hợp tác từ các tổ chức trong nước và quốc tế để tận dụng thời cơ bứt phá trong thời gian tới.

Trong đó, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết, hiện nay EuroCham đang triển khai 1 số chương trình tăng cường liên kết giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên như các hoạt động kết nối để các doanh nghiệp có thể nắm bắt các thông lệ châu Âu đang triển khai; các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tiếp cận thị trường, xúc tiến bán hàng; các chương trình đào tạo về các quy định mà doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt…

Về phía cơ quan nhà nước, ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, việc chuyển đổi số cũng giúp các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi mạnh mẽ hơn. Vì thế, định hướng trong năm 2022-2023, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số thông qua việc đánh giá mức độ chuyển đổi số trên cổng DBI, tổ chức mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Doanh nghiệp quy mô càng nhỏ thì mức độ lạc quan càng suy giảm

Doanh nghiệp quy mô càng nhỏ thì mức độ lạc quan càng suy giảm

(HQ Online) - Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp tại báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2023 vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, chỉ 27% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh năm 2024 và 2025, giảm mạnh so với mức 35% của năm 2022 và thấp hơn mức đáy năm 2012-2013.

Đọc tiếp

Đáp ứng thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu chịu chi hơn cho “thực hành xanh”

Đáp ứng thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu chịu chi hơn cho “thực hành xanh”

(HQ Online) - Các doanh nghiệp xuất khẩu chi nhiều nhất để đầu tư cho các hoạt động xanh hóa để hướng đến các thị trường mục tiêu là các nước phát triển, nơi có tiêu chuẩn môi trường cao hơn và người tiêu dùng nhận thức cao hơn về vấn đề môi trường.

Đọc nhiều