Nhiều rủi ro hơn khi doanh nghiệp dựa nhiều vào nguồn vốn vay

(HQ Online) - Huy động nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề rất quan trọng, có tính chất sống còn đối với doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang có tác động rất nghiêm trọng.
Hướng đi mới cho doanh nghiệp ngành nhựa trong việc vay vốn tín dụng
Tiếp tục nghiên cứu giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19
Doanh nghiệp du lịch đề xuất giải pháp tiếp cận nguồn vốn vay, chính sách hỗ trợ
Ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng thư ký VCCI phát biểu tại hội thảo. Ảnh: H.Dịu
Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký VCCI phát biểu tại hội thảo. Ảnh: H.Dịu

Ngày 7/5, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã kết hợp với Câu lạc bộ các nhà kinh tế (VEC) tổ chức hội thảo: Giải pháp huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới.

Tại hội thảo, các chuyên gia nhận định, thị trường vốn Việt Nam đã được định hình rõ nét gồm hai phần chính là thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng trung và dài hạn. Vì thế, sự phát triển của thị trường tài chính được xem là giải pháp thiết yếu hỗ trợ các nguồn vốn cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký VCCI, theo khảo sát của VCCI, bên cạnh việc thiếu hụt thị trường và nguồn nguyên liệu do đại dịch Covid-19 thì gần 10% doanh nghiệp thiếu hụt nguốn vốn và dòng tiền kinh doanh. Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp dựa quá nhiều vào vốn vay, trong đó chủ yếu vay qua các tổ chức tín dụng thay vì vốn chủ sở hữu cũng khiến các doanh nghiệp dễ dàng gặp rủi ro hơn.

Ông Vinh cho hay, một nghiên cứu chỉ ra rằng, số nợ của doanh nghiệp Việt Nam luôn lớn hơn giá trị kỳ vọng chuẩn và đang có xu hướng tăng lên.

Đồng quan điểm, ông Đặng Đức Thành, Chủ tịch VEC nhận định, do cơ cấu vốn của doanh nghiệp còn bất hợp lý, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 20-30% còn lại là vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại, trong khi khu vực này lại thường không thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay trung và dài hạn của doanh nghiệp.

Vì thế, việc này chứa đựng nguy cơ rất lớn cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế. Nguy cơ ở phía doanh nghiệp là phải vay với lãi suất cao, chi phí vốn lớn dẫn tới hiệu quả sinh lời thấp…

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Quang Vinh cũng thẳng thắn chỉ ra, khi doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch bệnh, nếu ngân hàng phụ thuộc vào nguồn tín dụng cho doanh nghiệp thì có thể bị thiếu thanh khoản do doanh nghiệp khó trả nợ. Điều này sẽ làm suy yếu hệ thống ngân hàng, nợ xấu cũng có nguy cơ tăng thêm.

Hơn nữa, chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho rằng quy mô thị trường vốn vẫn còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực, thiếu tính ổn định; các sản phẩm chưa đa dạng, chế tài chưa đủ sức răn đe; nền tảng nhà đầu tư chưa bền vững…

Do đó, để giải quyết tình trạng này, theo ông Đặng Đức Thành, muốn huy động nguồn vốn có hiệu quả phải tập trung vào 4 giải pháp cụ thể bao gồm: xác định cơ cấu vốn tối ưu; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, huy động vốn qua thị trường chứng khoán là giải pháp tối ưu mang lại hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp và nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp.

Cùng với đó, TS. Cấn Văn Lực cho hay, các doanh nghiệp cần minh bạch về hoạt động và báo cáo tài chính; chủ động tìm hiểu về các chính sách hỗ trợ tài chính, bảo lãnh tín dụng… các cơ quan quản lý cần mạnh mẽ và xây dựng các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều