Mất hàng nghìn tỷ đồng phí tin nhắn, ngân hàng tìm cách giảm gánh nặng

(HQ Online) - Cùng với sự tăng trưởng bùng nổ về thanh toán online, các ngân hàng đang phải đối mặt với nỗi lo tìm lời giải cho bài toán chi phí tin nhắn, khi có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng.
Ngân hàng "than thở" phí tin nhắn cao, nhưng lỗ hổng bảo mật chưa được vá
Lần thứ 4, ngân hàng "bức xúc" kiến nghị vì phí tin nhắn cao, bảo mật chưa an toàn
Ngân hàng "than" bù lỗ cước tin nhắn, nhà mạng "lặng im"?
Ngân hàng thay đổi chính sách thu phí tin nhắn SMS.
Nhiều ngân hàng đã thay đổi chính sách thu phí tin nhắn SMS. Ảnh: Internet

Trong những năm qua, thanh toán online, đặc biệt là thanh toán trên thiết bị di động đã có sự phát triển bùng nổ. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, nhiều ngân hàng từ tầm trung đến “đại gia” đều đã áp dụng chính sách miễn phí giao dịch trên ngân hàng điện tử.

Tuy nhiên, khi sử dụng hình thức giao dịch ngân hàng trực tuyến, khách hàng vẫn chủ yếu nhận nhận thông báo thay đổi số dư và nhận OTP qua tin nhắn SMS. Trong khi, các ngân hàng thường chỉ thu phí đối với dịch vụ thông báo thay đổi số dư và không thu phí đối với tin nhắn gửi OTP.

Để gửi tin nhắn đến cho khách hàng, ngân hàng phải mua dịch vụ gửi SMS và trả phí cho các nhà mạng viễn thông. Mặc dù có khối lượng giao dịch lớn, nhưng mức phí gửi tin nhắn SMS đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng cao hơn nhiều so với mức phí tin nhắn thông thường hoặc đối với các lĩnh vực khác. Chính vì thế, đã nhiều lần, các ngân hàng, hiệp hội ngân hàng đã kiến nghị về cước viễn thông, đề xuất giảm phí SMS nhưng vẫn chưa có phản hồi như kỳ vọng.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tính toán, một ngân hàng quy mô nhỏ phát sinh khoảng 15-20 triệu tin nhắn/tháng, còn ngân hàng quy mô lớn phát sinh khoảng 50-80 triệu tin nhắn/tháng. Các ngân hàng đã miễn, giảm phí giao dịch thanh toán cho khách hàng đều phải bù lỗ khi phải trả chi phí dịch vụ tin nhắn viễn thông. Ước tính chi phí có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi tháng.

Cũng về vấn đề này, đại diện một ngân hàng lớn có vốn nhà nước cho hay, trong năm 2021, ngân hàng này chi trả gần 1.000 tỷ đồng chi phí gửi SMS, khoảng hơn 70% là chi phí cho các tin nhắn thông báo số dư, còn lại là chi phí gửi mã OTP. Trong đó, với dịch vụ thông báo thay đổi số dư, ngân hàng này phải bù lỗ lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Với mức chi phí lớn như vậy, nên các ngân hàng phải “xoay sở” để giảm gánh nặng chi phí. Theo đó, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh khuyến khích khách hàng chuyển sang hình thức nhận thông báo số dư qua ứng dụng ngân hàng (app) và xác thực giao dịch thông qua Smart OTP.

Hơn nữa, hình thức này còn thuận lợi hơn cho khách hàng, bởi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nếu xác thực giao dịch bằng OTP gửi qua tin nhắn SMS truyền thống, hạn mức giao dịch tối đa chỉ là 100 triệu đồng/giao dịch, nhưng nếu xác thực bằng Smart OTP, khách hàng có thể giao dịch với hạn mức lên tới cả tỷ đồng/giao dịch.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng còn thực hiện thu phí thông báo thay đổi số dư qua tin nhắn SMS theo bậc thang. Chẳng hạn, tại Vietcombank, ngân hàng này thu phí từ 10.000 đồng/tháng (đối với khách hàng nhận dưới 20 tin nhắn SMS) đến 70.000 đồng/tháng (đối với khách hàng nhận từ 100 tin nhắn SMS trở lên). BIDV thu phí 9.000 đồng/tháng (đối với khách hàng nhận từ 0-15 tin nhắn SMS) đến 70.000 đồng/tháng (đối với khách hàng nhận từ 101 tin nhắn SMS trở lên).

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

(HQ Online) - Với mong muốn tăng cường tính an toàn bảo mật giao dịch cho khách hàng và tuân thủ quy định của pháp luật, từ ngày 15/05/2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tiến hành điều chỉnh, tối ưu phương thức xác thực giao dịch hiện có cho doanh nghiệp khi sử dụng SHB Corporate Online.

Đọc nhiều