Lợi nhuận Nafoods tăng trưởng 31% trong năm 2020
Lợi nhuận sau thuế 2020 của MB hơn 8.600 tỷ đồng, nợ nhóm 5 tăng hơn 2 lần | |
OCB đặt mục tiêu lợi nhuận trên 5.000 tỷ đồng trong năm 2021 |
Kết quả kinh doanh của Nafoods vẫn tăng trưởng ấn tượng bất chấp dịch bệnh |
Công ty CP Nafoods Group vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2020. Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt 292 tỷ đồng, tăng 18% so với quý 4/2019. Trong khi đó, giá vốn tăng tới 22%, lên mức 227 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp chỉ còn tăng hơn 3%, ở mức 65 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí lãi vay tăng mạnh từ 8,6 tỷ đồng lên trên 12 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 40%; chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 8%.
Do đó, lợi nhuận trước thuế còn lại chỉ 12,5 tỷ đồng, giảm 24% so với quý 4/2019. Theo giải trình của ban lãnh đạo Nafoods, sự sụt giảm lợi nhuận trong kỳ chủ yếu do khoản chênh lệch từ thông báo chia cổ tức của công ty con so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế cả năm, Nafoods đạt 1.205 tỷ đồng doanh thu thuần và 63 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng lần lượt 16% và 31% so với năm 2019. Theo Nafoods, chi phí bán hàng trong năm 2020 giảm so với năm 2019. Bên cạnh đó, việc hoàn nhập dự phòng tổn thất đầu tư vào công ty con kéo theo việc được hoàn nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lãi đã giúp lợi nhuận tăng trưởng so với năm 2019.
Năm 2020, dù gặp nhiều khó khăn trong công tác thu mua, cung ứng nguyên liệu, vận chuyển, xuất khẩu hàng hoá… do ảnh hưởng của dịch Covid -19 kéo dài, Nafoods vẫn ghi nhận nhiều thành công trong việc mở rộng thị trường, nghiên cứu và phát triển thêm nhiều mảng kinh doanh, đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Ngoài các sản phẩm truyền thống như nước ép, dịch cô đặc, sản phẩm rau, củ, quả cấp đông, hiện Nafoods đang nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa thành công nhóm sản phẩm sấy, sản phẩm hạt dinh dưỡng và được nhiều khách hàng tại thị trường Nga và các nước nói tiếng Nga ưa chuộng.
Trong năm, Nafoods đã tiếp tục kêu gọi thành công 5 triệu USD vốn vay dài hạn từ Finnfund – một quỹ đầu tư đến từ Phần Lan – để đầu tư vào hệ thống dây chuyền sản xuất các sản phẩm nông nghiệp giá trị gia tăng tại nhà máy Long An. Đồng thời, Nafoods cũng đã đưa dự án “Viện nghiên cứu giống cây trồng công nghệ cao, Nhà máy tách, phân loại, đóng gói, bảo quản hoa quả xuất khẩu và Khu nông nghiệp công nghệ cao” tại Gia Lai đi vào hoạt động. Các dự án được áp dụng công nghệ số hóa toàn diện vào hoạt động quản trị, sản xuất, kinh doanh như phần mềm ERP, CRM, công nghệ truy xuất nguồn gốc cây giống chanh leo...
Theo đó, Nafoods đặt mục tiêu đến hết năm 2021 đạt hơn 2.000 tỷ đồng doanh thu và100 tỷ đồng lợi nhuận ròng.
Ý kiến bạn đọc