OCB đặt mục tiêu lợi nhuận trên 5.000 tỷ đồng trong năm 2021

(HQ Online) - Chia sẻ với báo chí bên lề buổi gặp mặt nhà đầu tư trước thềm niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE, Tổng giám đốc Ngân hàng OCB Nguyễn Đình Tùng cho biết, ngân hàng đề ra mục tiêu tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận khoảng từ 20%/năm cho giai đoạn 5 năm tới 2021-2025. Riêng năm 2021, do dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn nên mục tiêu tăng trưởng sẽ ở mức 15% so với năm 2020.
Trước thềm niêm yết HoSE, OCB công bố lợi nhuận vượt kế hoạch
Cổ phiếu OCB sẽ chính thức giao dịch trên HOSE vào đầu năm 2021
OCB đặt mục tiêu lợi nhuận trên 5.000 tỷ đồng trong năm 2021
OCB định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu

Ông Nguyễn Đình Tùng cho biết, OCB luôn giữ được mức tăng trưởng lợi nhuận cao và ổn định, từ mức lợi nhuận dưới 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2011-2015, đến nay OCB đã đạt lợi nhuận trước thuế 4.420 tỷ đồng trong năm 2020. Ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép về lợi nhuận là 75%.

Hiện OCB giữ vị trí số 1 về tốc độ tăng trưởng kép về tổng tài sản đạt 25%, tăng từ 49.447 tỷ đồng lên 151.687 tỷ đồng trong giai đoạn 2015-2020. Cùng thời gian này, vốn điều lệ ngân hàng cũng tăng 174% từ 4.000 tỷ đồng lên 10.959 tỷ đồng.

Xét về các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động thì OCB là một ngân hàng hoạt động hiệu quả với mức sinh lời tốt khi chỉ số ROAA (lợi nhuận trên tài sản trung bình) từ 0,47% năm 2015 lên 2,61% vào năm 2020, còn ROAE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân) từ 5,1% lên gần 25% trong cùng giai đoạn, cho thấy sức khỏe tài chính của ngân hàng rất tốt.

Bên cạnh mức tăng trưởng lợi nhuận cao liên tục trong nhiều năm, OCB cũng tập trung chú trọng hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. Năm 2017, OCB là ngân hàng đầu tiên hoàn tất việc triển khai Basel II tại Việt Nam. Đến cuối năm 2020, dù ngành ngân hàng đối diện với việc nợ xấu gia tăngdo nhiều doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn vì dịch Covid-19, OCB vẫn kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,42%.

Chuyển đổi số cũng là một trong những trọng tâm của OCB với nhiều kết quả được đánh giá nằm trong nhóm đầu thị trường. Năm 2018, OCB trở thành ngân hàng hợp kênh đầu tiên tại Việt Nam với ứng dụng OCB OMNI.

Công ty tư vấn toàn cầu Gartner đánh giá OCB đang dẫn đầu về chuyển đổi số trên thị trường ngân hàng trong 3 tiêu chí định hướng phát triển số, hệ thống nền tảng – hạ tầng mạng, an toàn bảo mật, các phần mềm lõi, các ứng dụng hỗ trợ, số hóa quy trình nội bộ. OCB cũng vừa triển khai thành công nền tảng Open API để phát triển ngân hàng mở.

Theo đó, đánh giá về mức độ phát triển theo định hướng Ngân hàng số, OCB OMNI đạt mức 51% vào năm 2020, cao hơn mức trung bình của ngành ngân hàng ( là 32%. Các sản phẩm chiến lược của OCB tính đến thời điểm hiện tại đa dạng và thân thiện với khách hàng như là OMNI Rewards, tích điểm đổi quà và OPEN API, với gần 50 APIs sẵn sàng tích hợp, mang lại cơ hội kinh doanh mới cho OCB.

Cuối năm 2020, OCB cũng đã triển khai hình thức định danh khách hàng điện tử eKYC toàn diện trên điện thoại di động. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp ngân hàng thu hút khách hàng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB khẳng định, OCB sẽ tiếp tục duy trì những gì đã làm nên thành công trong nhiều năm qua, để tốc độ tăng trưởng của ngân hàng luôn đạt mức cao, hiệu quả luôn ở nhóm đầu. Để đạt được điều đó, ông Tuấn cho biết, OCB sẽ tiếp tục chú trọng vào quản trị rủi ro. Đồng thời định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, tiếp tục tập trung vào quá trình chuyển đổi số.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Viettel mở rộng kinh doanh sản phẩm quốc phòng – công nghệ cao tại Malaysia

Viettel mở rộng kinh doanh sản phẩm quốc phòng – công nghệ cao tại Malaysia

(HQ Online) - Tại Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc phòng, An ninh Châu Á (DSA & NATSEC) diễn ra ngày 06/05/2024 tại Kuala Lumpur (Malaysia), đại diện của Viettel Group là Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với các công ty hàng đầu tại Malaysia.

Đọc nhiều