Lãi dự thu cao, lo ngại lợi nhuận ngân hàng chưa thực chất

(HQ Online) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã đưa ra cảnh báo, lãi phải thu từ hoạt động tín dụng tăng đáng kể, dẫn đến việc chưa phản ánh thực chất kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Cảnh báo rủi ro tiềm ẩn từ tín dụng đối với khách hàng lớn
Nợ xấu tăng, nhưng xử lý không dễ
Ngân hàng Nhà nước đưa ra 10 dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tín dụng
lãi dự thu là khoản lãi mà ngân hàng dự kiến thu được trong tương lai từ các tài sản sinh lời. Ảnh: Internet
Lãi dự thu là khoản lãi mà ngân hàng chưa thu được tiền thật, nhưng vẫn được tính vào kết quả kinh doanh. Ảnh: Internet

Lãi dự thu là khoản lãi mà ngân hàng dự kiến thu được trong tương lai, từ các tài sản sinh lời, trong đó bao gồm cho vay khách hàng. Nhưng những khoản lãi này dù chưa thu được tiền thật nhưng vẫn ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh.

Theo khảo sát, lãi dự thu năm 2020 của nhiều ngân hàng đã tăng mạnh so với năm 2019, với mức tăng từ 20-40%, thậm chí có ngân hàng tăng gấp đôi.

Sang quý 1/2021, lãi dự thu của các ngân hàng tiếp tục tăng. Chẳng hạn, NamABank tăng 34,5%, VietinBank và Vietcombank tăng xấp xỉ 17%, SeABank tăng 26,4%... nhưng cũng có một số ngân hàng đi ngang hoặc giảm nhẹ con số lãi dự thu.

Tuy nhiên, đáng chú ý là không ít khoản lãi dự thu bị “treo” trong thời gian dài có thể làm tăng lãi “ảo”, khiến lợi nhuận không được phản ánh thực chất, đồng thời đây còn chính là những khoản nợ xấu tiềm ẩn.

Vấn đề này càng đáng quan ngại hơn khi trong quý 1/2021, lợi nhuận khối ngân hàng đều đi lên mạnh mẽ, nhưng tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng đã tăng khá nhanh, có ngân hàng tăng tới hàng chục % như ACB, MB, HDBank, NamABank…

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) mới đây đã ban hành văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện quyết liệt các biện pháp để thu hồi nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; thực hiện dự thu lãi, thoái các khoản lãi dự thu theo đúng quy định, nghiêm túc thực hiện việc dự thu lãi đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung…

Ngoài ra, Thông tư số 03/2021/TT-NHNN của NHNN mới đây cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng phải áp dụng trích lập dự phòng (tối thiểu 30% ngay trong năm 2021 và trích lập đủ 100% trong vòng 3 năm tới), đồng thời không được hạch toán lãi dự thu vào thu nhập, mà phải theo dõi ngoại bảng để đốc thu.

Với quy định này, các chuyên gia cho rằng, lợi nhuận ngân hàng sẽ thực chất hơn. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang quay lại, các ngân hàng phải chấp nhận hy sinh lợi nhuận, tăng cường trích lập dự phòng cho các khoản nợ cơ cấu lại.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

(HQ Online) - Với mong muốn tăng cường tính an toàn bảo mật giao dịch cho khách hàng và tuân thủ quy định của pháp luật, từ ngày 15/05/2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tiến hành điều chỉnh, tối ưu phương thức xác thực giao dịch hiện có cho doanh nghiệp khi sử dụng SHB Corporate Online.

Đọc nhiều