Không thể yêu cầu hoàn thiện các điều kiện đối với doanh nghiệp chế xuất nếu không còn hoạt động

(HQ Online) - Theo quy định, cơ quan Hải quan không đủ cơ sở để yêu cầu DN phải hoàn thiện các điều kiện đáp ứng quy định điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DN chế xuất là khu phi thuế quan nếu DN không còn hoạt động.
Doanh nghiệp chế xuất bị thiệt hại do hỏa hoạn phải xử lý thuế hàng hóa ra sao?
Hướng dẫn thực hiện chính sách đối với hàng thuê doanh nghiệp chế xuất gia công
Có được áp dụng cơ chế DN chế xuất trước khi được cơ quan Hải quan xác nhận đủ điều kiện?

Theo Tổng cục Hải quan, việc đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đã được quy định rõ tại các văn bản, chính sách pháp luật. Theo đó, quy định về DN chế xuất là khu phi thuế quan giai đoạn trước ngày 10/7/2018 (ngày hiệu lực của Nghị định 82/2018/NĐ-CP) thì căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật thuế XK, thuế NK số 45/2005/QH11 và khoản 1, khoản 2 Điều 21 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định 114/2015/NĐ-CP ngày 9/11/2015 của Chính phủ để thực hiện.

Đối với quy định về DN chế xuất là khu phi thuế quan giai đoạn kể từ ngày 10/7/2018 (ngày hiệu lực của Nghị định 82/2018/NĐ-CP) thì thực hiện theo quy định tại Luật thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13. Theo đó, khoản 1 Điều 4 Luật thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 quy định: “Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, cá ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan bảo đảm của cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa XNK và phương tiện, hành khách XNC; quan hệ mua bản, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ XNK”.

Công chức Chi cục Hải quan Bắc Ninh thực hiện chế độ làm việc luân phiên để đảm bảo phòng, chống dịch.  Ảnh do Chi cục Hải quan Bắc Ninh cung cấp
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Bắc Ninh. Ảnh: HQ Bắc Ninh

Tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Khu chế xuất, DN chế xuất được áp dụng quy định đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu. DN chế xuất được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan hải quan có thẩm quyền về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giảm sát hải quan trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc xác nhận bằng văn bản cho nhà đầu tư”.

Đối với trường hợp cụ thể của Công ty TNHH Green Energy Technology Việt Nam, theo báo cáo của Cục Hải quan Bắc Ninh thì thời điểm Công ty TNHH Green Energy Technology Việt Nam bắt đầu được áp dụng chính sách đối với DN chế xuất là từ ngày 1/12/2017 (ngày Ban quản lý các KCN Bắc Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

Tại thời điểm Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì pháp luật về thuế (Luật thuế XK, thuế NK số 45/2005/QH11) và pháp luật về hải quan (Luật hải quan số 54/2014/QH13, Nghị định 08/2015/NĐ-CP) chưa có quy định chi tiết các chỉ tiêu để xác định về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của DN chế xuất được áp dụng quy định đối với khu phi thuế quan.

Theo đó, ngày 9/6/2020, Tổng cục Hải quan có công văn số 3778/TCHQ-GSQL tạm thời hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện xác nhận khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo khoản 1 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP.

Đến thời điểm hiện tại, theo quy định khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 28a Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì đối với DN chế xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đẳng ký đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và đang trong quá trình hoạt động, được phép hoàn thiện các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn tối đa không quá 1 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Hải quan Bắc Ninh, ngày 27/4/2021, đơn vị đã phối hợp cùng Ban quản lý các KCN Bắc Ninh thực hiện xác minh tình trạng hoạt động của Công ty này. Kết quả xác minh, Công ty không còn hoạt động sản xuất, không có người đại diện theo pháp luật/đại diện theo ủy quyền; nhà xưởng sản xuất, kho bị bỏ hoang, không có người quản lý, không có công nhân làm việc; hợp đồng thuê nhà xưởng, hợp đồng thuê kho đã hết hạn, không còn nguyên phụ liệu, hàng hóa tồn kho; điện, nước bị cắt.

Như vậy, hiện nay Công ty không còn hoạt động sản xuất, không còn khả năng hoàn thiện các điều kiện kiểm tra, giám sát đối với DN chế xuất là khu phi thuế quan theo quy định tại Điều 28a Nghị định 134/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP.

Do vậy, cơ quan Hải quan không đủ cơ sở để yêu cầu Công ty TNHH Green Energy Technology Việt Nam phải hoàn thiện các điều kiện đáp ứng quy định điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DN chế xuất là khu phi thuế quan quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 và khoản 2 Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP (trước đây là khoản 2 Điều 21 Nghị định 29/2008/NĐ-CP).

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều