Doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì để vừa cách ly, vừa đảm bảo sản xuất, kinh doanh an toàn?

(HQ Online) - Doanh nghiệp chỉ được tổ chức sản xuất, kinh doanh khi doanh nghiệp và người lao động thực sự an toàn.
TPHCM lên kế hoạch vừa cách ly, vừa sản xuất
Doanh nghiệp bảo vệ sản xuất trong khi chờ vắc xin
TPHCM chuẩn bị phương án vừa cách ly vừa sản xuất
Doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa chống dịch

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa ban hành Hướng dẫn số 2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp.

Về nguyên tắc, các doanh nghiệp chỉ được tổ chức sản xuất, kinh doanh khi doanh nghiệp và người lao động thực sự an toàn.

Theo Hướng dẫn, điều kiện an toàn để sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp là nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở mức nguy cơ thấp trở xuống (<30%).

Đã thực hiện ký Bản cam kết đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19; có kế hoạch phòng, chống Covid-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc Covid-19. Không sử dụng người lao động đang thuộc diện cách ly y tế.

Tại khu vực thực hiện giãn cách theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi có nguy cơ lây nhiễm tại nơi làm việc, nếu bố trí người lao động đi làm, phải bố trí khu vực lưu trú tập trung và bố trí khu vực làm việc riêng biệt với nhóm lao động hiện có trong doanh nghiệp.

Đồng thời, phải bảo đảm phương án vận chuyển người lao động từ nơi ở tập trung đến nơi làm việc đáp ứng các điều kiện và đảm bảo rút ngắn tối đa quãng đường, tối thiểu cung đường vận chuyển người lao động với phương châm 1 cung đường vận chuyển giữa nơi ở và nơi làm việc.

Samsung Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều biện pháp phòng dịch mạnh mẽ để đảm bảo ổn định sản xuất	Ảnh: Samsung Việt Nam
Samsung Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều biện pháp phòng dịch mạnh mẽ để đảm bảo ổn định sản xuất Ảnh: Samsung Việt Nam

Ngoài ra, người lao động phải có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 trước khi được đưa đến nơi ở tập trung và không đi khỏi nơi ở tập trung và nơi làm việc trong quá trình doanh nghiệp hoạt động.

Đối với người sử dụng lao động, doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ tại chỗ) theo phương án giãn cách, chia ca kíp đảm bảo an toàn; đảm bảo điều kiện về nơi lưu trú tập trung của người lao động (nếu thực hiện việc lưu trú tập trung); đảm bảo chất lượng bữa ăn, sức khỏe người lao động.

Hướng dẫn cũng yêu cầu doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương, người lao động ngừng việc, chấm dứt hợp đồng lao động và các chính sách khác; chăm lo đảm bảo trước hết, trên hết quyền lợi và an toàn cho người lao động.

Phối hợp với các cơ sở y tế đủ năng lực để chuẩn bị sẵn sàng số lượng xét nghiệm nhanh dự phòng đảm bảo đủ xét nghiệm 2 lần cho toàn bộ số lượng người lao động có mặt tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng phải lập danh sách thông tin người lao động theo mẫu và cập nhật định kỳ 3 ngày/lần, cập nhật kết quả xét nghiệm trước 15 giờ hàng ngày (nếu có) và báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

(HQ Online) - Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đọc tiếp

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều