ĐHĐCĐ SHB: Sắp xong thủ tục bán SHB Finance, yên tâm về trái phiếu doanh nghiệp

(HQ Online) - Tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) diễn ra vào chiều 11/4, lãnh đạo SHB đã hé lộ thông tin về việc bán vốn cho cổ đông chiến lược nước ngoài.
IFC hợp tác với Ngân hàng SHB để tăng cường cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngân hàng dồn dập báo lãi, đạt cả tỷ USD
Bầu Hiển khẳng định SHB có cơ sở hoàn thành mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận
Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Hiển phát biểu tại ĐHĐCĐ.
Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Hiển phát biểu tại ĐHĐCĐ.

ĐHĐCĐ của SHB đã thông qua các nghị quyết, bao gồm các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2023 với tổng tài sản đạt khoảng 600.000 tỷ đồng; vốn điều lệ đạt trên 36.600 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế trên 10.200 tỷ đồng; tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trên 12% theo chuẩn mực Basel II; kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu dưới 2%; tỷ lệ cổ tức dự kiến 15% và qua đó dự kiến vốn điều lệ đạt trên 40.000 tỷ đồng.

Chia sẻ với cổ đông tại hội nghị, bà Ngô Thu Hà, Tổng Giám đốc SHB cho biết, trong quý I, lợi nhuận trước thuế ngân hàng ước tính đạt 3.600 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ 2022. Huy động vốn tăng trưởng trên 8%.

Bà Hà cũng thông tin, SHB được NHNN cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng đầu năm là 7,9%, tới 31/3 thì tăng trưởng tín dụng đã đạt gần 6%.

Cùng với đó, ĐHĐCĐ cũng đã thông qua phương án tăng vốn bằng phát hành hơn 552 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phát hành là 18%, trong kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 36.600 tỷ đồng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng sẽ phát hành 45,12 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu phổ thông phát hành cho người lao động sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 18 tháng kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2023, do HĐQT quyết định sau khi ĐHĐCĐ thông qua và được sự chấp thuận của cơ quản lý Nhà nước.

Năm 2023, SHB dự định chia cổ tức 15% bằng cổ phiếu. Giải đáp kiến nghị của cổ đông về chia một phần cổ tức bằng tiền mặt, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT SHB cho rằng, mức cổ tức 15% là dự kiến trước những khó khăn trong năm 2023. Nếu doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng tốt hơn, SHB sẽ chia cổ tức bằng cao hơn. Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu là nhằm tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính, nên SHB sẽ cân nhắc chia cổ tức bằng tiền mặt trong các năm sau.

Trả lời câu hỏi của các cổ đông về kế hoạch kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới, “bầu” Hiển cho hay, liên quan đến việc tìm kiếm đối tác nước ngoài, trước đây, SHB chủ trương lựa chọn đối tác dài hạn, không chỉ góp nguồn tài chính mà phải cùng tham gia quản trị điều hành, công nghệ. Tuy nhiên, qua thời gian tìm hiểu thì các đối tác chỉ đầu tư trong ngắn và trung hạn, chỉ đầu tư về tài chính nên SHB đang thay đổi chiến lược tìm kiếm đối tác.

“Dự kiến, cuối năm nay hoặc đầu năm sau, SHB sẽ có những "chàng rể" về trung hạn”, ông Đỗ Quang Hiển nhấn mạnh.

Về thương vụ bán vốn Công ty Tài chính SHB Finance, Chủ tịch SHB cho hay dự kiến trong tháng 4 sẽ thực hiện xong các thủ tục. Đối tác nước ngoài sẽ đặt trước 50% và giao tiền cho SHB trong tháng 5 này, 3 năm sau sẽ trả nốt 50% còn lại và đối tác ngoại sẽ vào quản trị điều hành.

Theo thông tin từ SHB, với sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, SHB đang thực hiện các bước cần thiết để xúc tiến kế hoạch chuyển nhượng cổ phần SHB Finance cho Ngân hàng Krungsri Thái Lan (thuộc Tập đoàn MUFG, Nhật Bản). Giao dịch này dự kiến sẽ mang lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông.

Bên cạnh đó, các cổ đông cũng đặt câu hỏi về tình hình đầu tư và phát hành trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng. Tổng giám đốc SHB Ngô Thu Hà cho biết, tính đến cuối năm 2022, SHB đang nắm giữ 19.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và hơn 13.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Nhưng trong doanh mục trái phiếu doanh nghiệp, 60% là trái phiếu thuộc mảng năng lượng tái tạo có kỳ hạn 3-5 năm, 40% còn lại là trái phiếu bất động sản, liên quan đến một số dự án đầu tư khu công nghiệp và nhà ở. Các dự án đều có thanh khoản tốt. Hiện các doanh nghiệp phát hành đang thanh toán gốc và lãi đầy đủ cho các trái chủ, trong đó có SHB.

Khẳng định thêm, Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Hiển cho hay, tất cả trái phiếu doanh nghiệp mà SHB nắm giữ đều có tài sản đảm bảo và hồ sơ pháp lý đầy đủ, nên cả người SHB và cổ đông SHB đều rất yên tâm.

Ngoài các vấn đề liên quan đến kinh doanh, ĐHĐCĐ SHB đã thông qua cơ cấu HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027, bầu bổ sung các Thành viên mới, gồm: bà Ngô Thu Hà - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc SHB; ông Đỗ Đức Hải - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc SHB; ông Phạm Viết Dần - Thành viên HĐQT; ông Haroon Anwar Sheikh - Thành viên HĐQT độc lập.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

(HQ Online) - SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với năm 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.

Đọc tiếp

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

(HQ Online) - Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vào ngày 20/4, Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh cho biết, Techcombank cũng đang xem xét tìm kiếm nhà đầu tư, đối tác chiến lược để tìm cơ hội gia tăng lợi ích cho cổ đông.
Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Với mục tiêu đưa cảng Chu Lai trở thành trung tâm kết nối logistics, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong nước, Công ty Giao nhận Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối hoạt động giao nhận vận chuyển đường bộ - cảng biển - đường biển, tối ưu hóa chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản.

Đọc nhiều