Chuyển giao một doanh nghiệp dược 65% vốn nhà nước sang SCIC

(HQ Online) - Mới đây, Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (Vinapharm) đã được chuyển giao từ Bộ Y tế sang Tổng công Ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Dự kiến thoái vốn nhà nước tại 73 doanh nghiệp trong đợt 1 năm 2023
Phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư năm 2023 của SCIC
SCIC bán đấu giá hơn 38 triệu cổ phần tại Viettronics
Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (Vinapharm) đã được chuyển giao sang SCIC.
Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (Vinapharm) đã được chuyển giao sang SCIC

Việc chuyển giao vốn nhà nước tại Vinapharm được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 471/TTg-ĐMDN ngày 27/5/2023 về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về SCIC.

Vinapharm có tổng vốn điều lệ 2.370 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 1.540 tỷ đồng, chiếm 65% vốn điều lệ. Vinapharm kinh doanh các lĩnh vực như: dược phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế, mỹ phẩm, chế phẩm vệ sinh; nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ dược…

Vinapharm hiện đang niêm yết trên sàn UPCoM với mã chứng khoán DVN. Chốt phiên giao dịch ngày 6/6, thị giá của DVN ở mức 18.700 đồng/cổ phiếu.

Kết thúc quý 1/2023, Vinapharm báo doanh thu tăng 16% so với cùng kỳ năm 2022, đạt gần 1.230 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 120 tỷ đồng, tăng 147% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2023, Vinapharm đặt mục tiêu doanh thu gần 5.900 tỷ đồng, lãi trước thuế 292 tỷ đồng.

Sau khi tiếp nhận chuyển giao, với vai trò cổ đông, SCIC sẽ tiến hành rà soát, nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp; trường hợp cần thiết sẽ thực hiện tái cấu trúc tài chính và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tối ưu hóa giá trị phần vốn nhà nước.

SCIC đã từng tiếp nhận hơn 1.000 doanh nghiệp, tái cơ cấu và thoái vốn. Trong danh mục hiện nay có 3 doanh nghiệp ngành dược lớn nằm trong top 10 tại thị trường Việt Nam.

Sau khi tiếp nhận Vinapharm, lãnh đạo SCIC cho biết sẽ xây dựng đề án để tối ưu hoá sản xuất, quản trị, kinh doanh và thúc đẩy chia sẻ trong danh mục ngành dược của SCIC. Với nguồn lực tài chính sẵn có, kinh nghiệm quản trị cùng với nhiều đối tác nước ngoài của SCIC, SCIC sẵn sàng đầu tư mở rộng nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ. Với tư cách là cổ đông đại diện sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, SCIC sẽ tiếp tục triển khai chỉ đạo của Bộ Y tế, phối hợp với các cổ đông khác để nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế và một số nước trong khu vực để có thể xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, lãnh đạo SCIC cũng chia sẻ, SCIC sẽ thực hiện các nhiệm vụ của một cổ đông, trước mắt sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông theo quy định của pháp luật, bao gồm các vấn đề sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu, nhân sự, chiến lược. Đồng thời, SCIC tiếp tục xử lý các vấn đề còn tồn tại, đồng hành cùng Vinapharm phối hợp để giải quyết trong thời gian sớm nhất.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

(HQ Online) - Với mong muốn tăng cường tính an toàn bảo mật giao dịch cho khách hàng và tuân thủ quy định của pháp luật, từ ngày 15/05/2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tiến hành điều chỉnh, tối ưu phương thức xác thực giao dịch hiện có cho doanh nghiệp khi sử dụng SHB Corporate Online.

Đọc nhiều