Bán chéo bảo hiểm: Ngân hàng kiếm bộn tiền, khách hàng bức xúc "bán bia kèm lạc"

(HQ Online) - Báo cáo tài chính 9 tháng năm 2021 của nhiều ngân hàng cho thấy, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ bán chéo bảo hiểm đã tăng mạnh so với cùng kỳ. Nhưng lợi nhuận khủng cho các ngân hàng lại là “nỗi bức xúc” của không ít khách hàng vay vốn.
Đại biểu Quốc hội tán thành, đánh giá cao dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)
Sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm: Khai thác hết dư địa sẵn có
Xây dựng hành lang pháp lý mới, thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển
Nguồn doanh thu từ hoạt động dịch vụ tại nhiều ngân hàng đã tăng mạnh trong 9 tháng 2021. Ảnh: Internet
Nguồn doanh thu từ hoạt động dịch vụ tại nhiều ngân hàng đã tăng mạnh trong 9 tháng 2021. Ảnh: Internet

Thu từ dịch vụ bảo hiểm tăng mạnh

Báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng năm 2021 của Techcombank ghi nhận khoản thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt gần 4.280 tỷ đồng sau khi trừ đi các chi phí hoạt động, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập từ dịch vụ hợp tác bảo hiểm đạt hơn 710 tỷ đồng, tăng 31%.

Tương tự, tại TPBank, sau 9 tháng năm 2021, ngân hàng này thu được hơn 1.052 tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ. Trong đó, thu nhập từ dịch vụ kinh doanh, dịch vụ bảo hiểm và tư vấn đạt gần 697 tỷ đồng, tăng mạnh tới 76,4% so với mức 394 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2020.

MB cũng ghi nhận thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt gần 8.490 tỷ đồng, tăng gần 52% so với cùng kỳ năm trước; nhưng do chi phí hoạt động dịch vụ cũng tăng tương ứng nên lãi thuần từ hoạt động dịch vụ chỉ còn đạt 3.021 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2021, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, thu nhập từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm của MB trong 9 tháng đạt tới hơn 5.656 tỷ đồng, chiếm 66% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ, tăng tới 43,6% so với mức 3.937 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

Tại SeABank, báo cáo tài chính quý 3 cho thấy, ngân hàng này thu từ hoa hồng môi giới bảo hiểm trong 9 tháng năm 2021 đạt trên 186 tỷ đồng, tăng so với mức 106 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước; qua đó giúp thu nhập từ hoạt động dịch vụ của SeABank đạt hơn 812 tỷ đồng sau khi trừ đi các chi phí cho hoạt động dịch vụ.

Một chuyên gia tài chính đã nhận xét, dịch vụ bán chéo các sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) thời gian qua đã mang lại hiệu quả lớn, đặc biệt cho lợi nhuận ngân hàng cũng như tăng thu nhập cho nhân viên. Theo tìm hiểu, tỷ lệ chiết khấu phí bảo hiểm nhân thọ khách hàng đóng trong năm đầu tiên cho các ngân hàng rất cao, có ngân hàng được hưởng đến 50%.

Chính vì thế, việc hợp tác giữa ngân hàng với bảo hiểm ngày càng được nhiều ngân hàng đẩy mạnh. Thời gian qua, đã có nhiều ngân hàng ký kết hợp đồng hợp tác độc quyền với các công ty bảo hiểm do không chỉ mang lại lợi nhuận sau khi hợp tác mà còn giúp các ngân hàng có những khoản “lót tay” trả trước khổng lồ.

Vừa trả lãi vay, vừa phải bắt buộc mua bảo hiểm

Tuy nhiên, vị chuyên gia trên cũng cho rằng, ngân hàng đẩy mạnh kinh doanh bảo hiểm lại tạo thành áp lực chỉ tiêu lên các nhân viên ngân hàng, bắt buộc họ phải mang về hợp đồng bảo hiểm trong một thời gian nhất định. Vì thế, nhiều nhân viên ngân hàng phải tìm mọi cách để bán được bảo hiểm.

Do những áp lực như trên, thực tế cho thấy, nhiều khách hàng đi vay vốn đã "rất khổ sở" vì ngân hàng đòi “bán bia kèm lạc”. Chia sẻ mới đây, một khách hàng vay vốn tại Hà Nội cho biết, khi đến một chi nhánh ngân hàng của TPBank để vay 600 triệu đồng mua ô tô phục vụ nhu cầu kinh doanh của gia đình, người này được các nhân viên ngân hàng yêu cầu mua gói bảo hiểm nhân thọ khoảng 20 triệu đồng, kèm lời tư vấn "mua bảo hiểm sẽ duyệt hồ sơ vay vốn nhanh hơn".

Điều này đã khiến vị khách hàng trên tỏ ra khá bức xúc, bởi vay vốn từ ngân hàng thì khách hàng đã phải trả một khoản chi phí lãi vay hàng tháng, nay lại còn phải mua thêm gói bảo hiểm nhân thọ cả chục triệu đồng thì sẽ rất khó khăn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh khiến nguồn thu của gia đình bị sụt giảm.

Tương tự, một số khách hàng có nhu cầu vay vốn mua nhà tại MB cũng chia sẻ, khi đến làm thủ tục vay vốn, nhân viên ngân hàng đưa ra 2 yêu cầu để duyệt hồ sơ, một là phải làm thẻ tín dụng của ngân hàng – đây là quy định của ngân hàng khi vay tiền, hai là phải mua bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư - để đảm bảo rủi ro do căn nhà chính là tài sản đảm bảo của ngân hàng, nên bảo hiểm này sẽ chuyển quyền thụ hưởng cho bên ngân hàng. Khi khách hàng đáp ứng được 2 yêu cầu này thì ngân hàng không còn gây khó khăn về thủ tục nữa.

Trên đây không phải 2 câu chuyện mới và hiếm gặp, thậm chí Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã từng có công văn chấn chỉnh tình trạng "bán bia kèm lạc" này. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đã lên tiếng cảnh báo sẽ xử lý nghiêm những trường hợp ép, bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác khi cấp tín dụng cho khách hàng, gắn việc bắt buộc mua bảo hiểm với việc cấp tín dụng cho khách hàng.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

(HQ Online) - Với mong muốn tăng cường tính an toàn bảo mật giao dịch cho khách hàng và tuân thủ quy định của pháp luật, từ ngày 15/05/2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tiến hành điều chỉnh, tối ưu phương thức xác thực giao dịch hiện có cho doanh nghiệp khi sử dụng SHB Corporate Online.

Đọc nhiều