VCCI: Cần cơ chế kiểm soát việc bổ sung điều kiện kinh doanh mới

(HQ Online) - Theo VCCI, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh chỉ có thể được thực hiện được hiệu quả nếu phối hợp với kiểm soát các đề xuất ngành nghề đầu tư kinh doanh, điều kiện kinh doanh mới.
Cải cách môi trường kinh doanh có xu hướng chững lại vì Covid-19
Xử lý các quy định gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa
Bộ Tài chính yêu cầu quản chặt hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản
VCCI cho rằng, cần có kết quả rõ ràng với lộ trình cụ thể để các danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện được sửa đổi kịp thời. Ảnh minh họa: Internet
VCCI cho rằng, cần có kết quả rõ ràng với lộ trình cụ thể để các danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện được sửa đổi kịp thời. Ảnh minh họa: Internet

Tại văn bản góp ý của Liên đoàn Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) về dự thảo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 và những năm tiếp theo, về cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh, VCCI đánh giá các bộ, ngành vẫn thường xuyên tiến hành hoạt động rà soát danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.

Tuy nhiên, hoạt động rà soát này cần có kết quả rõ ràng với lộ trình cụ thể, đó là danh mục danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện được sửa đổi kịp thời. Điều này sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.

Do vậy, VCCI đề nghị đưa ra mốc thời gian và yêu cầu kết quả cụ thể cho các bộ, ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Hơn nữa, việc rà soát danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện nên theo hướng sửa đổi để thu hẹp phạm vi của một số ngành nghề, đưa ngành nghề ra khỏi danh mục nếu có biện pháp quản lý khác quản lý hiệu quả hơn.

Cũng theo VCCI, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà Chính phủ đặt ra liên tục từ năm 2014 tới nay chỉ có thể được thực hiện được hiệu quả nếu có sự đồng bộ trong việc rà soát, bãi bỏ các ngành nghề đầu tư kinh doanh, điều kiện kinh doanh (hiện có) với việc kiểm soát hiệu quả các đề xuất các ngành nghề đầu tư kinh doanh, điều kiện kinh doanh mới.

Trong thời gian vừa qua đã có hiện tượng cơ quan nhà nước đề xuất bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới nhưng chưa chứng minh tính phù hợp của mục tiêu quản lý nhà nước của ngành nghề đó với quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư, hoặc có sự chồng lấn về phạm vi quản lý với ngành nghề kinh doanh khác trong Danh mục.

Hoặc, ở một số lĩnh vực có tính cải cách về điều kiện kinh doanh đang có xu hướng thắt chặt, quy định khắt khe hơn các điều kiện kinh doanh, trong khi các lập luận lại chưa thực sự thuyết phục. Rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh hiện có nhưng lại thiếu cơ chế kiểm soát việc ban hành mới sẽ khiến cho hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh chưa hiệu quả.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung nội dung về nhiệm vụ kiểm soát việc bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh mới trong dự thảo.

Về cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, theo VCCI, dự thảo đã đề ra giải pháp, nhiệm vụ nhưng lại chưa giao nhiệm vụ cụ thể cho bộ, ngành nào phải thực hiện, thời gian thực hiện. Điều này sẽ khiến cho việc giám sát thực thi gặp khó khăn. Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung cụ thể các bộ, ngành phải thực hiện nhiệm vụ này trong dự thảo.

Bên cạnh những giải pháp cải cách thủ tục hành chính, dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh, việc giảm thiểu tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là thực sự quan trọng.

Vì thế, VCCI kiến nghị, cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung nội dung này, theo đó đề nghị các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc và chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều