Triển khai thực hiện quy định quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ, tịch thu

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Áp dụng biểu mẫu để tịch thu tang vật vi phạm hành chính
Thẩm quyền xử lý và các bước xác định trị giá tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Khó khăn về xác định trị giá tang vật vi phạm

Theo Tổng cục Hải quan, ngày 31/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính thay thế Nghị định 115/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2013 quy định về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính và Nghị định 31/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2013/NĐ-CP. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022, có một số điểm mới so với Nghị định 115/2013/NĐ-CP và Nghị định 31/2020/NĐ-CP.

Tang vật là hàng trăm thùng sữa Ensure tại hiện trường
Lực lượng Hải quan kiểm tra số tang vật vi phạm.

Cụ thể, Nghị định 138/2021/NĐ-CP có phạm vi điều chỉnh bổ sung giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính (khoản 1 Điều 1 Nghị định); nơi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ là trụ sở cơ quan của người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ (khoản 1 Điều 6 Nghị định).

Đối với mức chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá (điểm c khoản 4 Điều 16 Nghị định). Việc xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ được thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 4a và khoản 4b Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) (khoản 1 Điều 17 Nghị định).

Do đó, để triển khai có hiệu quả Nghị định 138/2021/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tổ chức cho cán bộ, công chức trong đơn vị nghiên cứu kỹ và triển khai thực hiện các quy định của Nghị định 138/2021/NĐ-CP của Chính phủ theo thẩm quyền và chức năng nhiệm vụ đã được quy định.

Công khai, tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Nghị định 138/2021/NĐ-CP của Chính phủ cho người khai hải quan, người nộp thuế, người vi phạm hành chính biết, thực hiện. Kịp thời ghi nhận và báo cáo kèm đề xuất về Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 138/2021/NĐ-CP tại địa bàn, phạm vi lĩnh vực quản lý của đơn vị.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều