Sửa Nghị định 08/2015/NĐ-CP: Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp

(HQ Online) - Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP) là một trong các văn bản quy phạm pháp luật có vai trò hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan trong thời gian qua, đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn, cùng với xu thế quản lý hiện đại đòi hỏi cần sửa Nghị định này để đáp ứng mục tiêu thu thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư.
Chính sách thúc đẩy sản xuất, kinh doanh là yêu cầu số 1
Ngân hàng “bắt tay” doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu
"Thúc" hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp: Không cho phép sử dụng hóa đơn khi bán hàng
Hoạt động nghiệp vụ tại Hải quan Hải Phòng. 	Ảnh: T.Bình
Hoạt động nghiệp vụ tại Hải quan Hải Phòng. Ảnh: T.Bình

Cơ sở pháp lý áp dụng quản lý hải quan hiện đại

Đánh giá về những giá trị của Nghị định 08/2015/NĐ-CP, có thể khẳng định đây là văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý để thực hiện phương thức hoạt động hải quan hiện đại theo nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan; công tác kiểm tra sau thông quan được tăng cường; mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại trong hoạt động nghiệp vụ; thông quan điện tử được triển khai tại tất cả các cục hải quan, chi cục hải quan; Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN đã bước đầu được triển khai tạo một bước ngoặt mới trong công tác hiện đại hóa hải quan.

Bên cạnh đó, Nghị định đảm bảo được tính minh bạch hóa quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, của tổ chức và cá nhân có liên quan; tính tự chịu trách nhiệm của người khai hải quan được nâng cao, trách nhiệm của công chức Hải quan được cá thể hóa, có sự phân định rõ trách nhiệm giữa người khai hải quan và công chức hải quan, của cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan; tạo cơ chế khuyến khích tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp giữa công chức Hải quan và người khai hải quan trong quá trình thông quan. Đồng thời đảm bảo yêu cầu cải cách thủ tục hành chính về hải quan tiếp tục được triển khai toàn diện, như đơn giản hóa bộ hồ sơ hải quan, các chứng từ không cần thiết như: hợp đồng, bảng kê chi tiết hàng hóa... đã bị bãi bỏ; các bước trong quy trình thủ tục hải quan được quy định rõ ràng, cụ thể theo hướng giảm thời gian kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa.

Bên cạnh đó, đây cũng là văn bản pháp luật, quy định cụ thể về thực hiện việc quản lý, giám sát hàng hoá tự động tại cảng biển, cảng hàng không và các khu vực kho, bãi, địa điểm thuộc địa bàn hoạt động hải quan, góp phần hiện đại hóa quy trình đưa hàng qua khu vực giám sát. Một số quy định tại Nghị định nhằm thúc đẩy phát triển các dịch vụ giao nhận, logistics tại Việt Nam như: quy định về đối tượng và phạm vi thực hiện dịch vụ trung chuyển, các loại hình dịch vụ được thực hiện đối với hàng quá cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, bưu chính; mở rộng địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập tái xuất...

Sửa chính sách thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Bước vào thời kỳ mới khi Việt Nam tham gia ký kết một số Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như: EVFTA, CPTPP,… đã khẳng định những cam kết sâu rộng và toàn diện, sẽ tạo điều kiện và động lực cơ hội để thay đổi, cải thiện chính sách và pháp luật theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đòi hỏi Việt Nam phải kiện toàn hơn bộ máy nhà nước, hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ sở pháp lý, theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường trách nhiệm, kỷ cương kỷ luật của đội ngũ cán bộ công chức, phù hợp với các thỏa thuận và cam kết, từ đó, hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam.

Chính vì vậy, ngày 30/11, Tổng cục Hải quan phối hợp với Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ tổ chức Hội thảo tham vấn sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Nghị định 59/2018/NĐ-CP về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Tham dự hội thảo có sự tham dự của gần 200 doanh nghiệp. Đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp cũng tham dự hội thảo.

Tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho biết, mục tiêu số 1 của xây dựng chính sách là thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Việc sửa Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Nghị định 59/2018/NĐ-CP dựa trên nền tảng cơ bản là các Luật quan trọng như: Luật Hải quan, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế XK, thuế NK. “Trên cơ sở nền tảng hệ thống luật hiện hành để tạo ra môi trường pháp lý cụ thể hướng tới tạo thuận lợi cho DN” – Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành nhấn mạnh. Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành cho biết thêm, mong muốn của cơ quan Hải quan là các cơ quan quản lý bộ, ngành cùng Tổng cục Hải quan rà soát những chính sách không mang lại thuận lợi cho DN thì tháo gỡ, để tạo nền tảng cho DN phát triển sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự phải được áp dụng để giảm gánh nặng cho DN, những thông tin gì DN đã khai báo rồi thì phải cắt giảm, cơ quan quản lý phải chủ động kết nối thông tin để thực hiện công tác quản lý nhà nước.

Góp ý vào dự thảo Nghị định, đại diện Công ty TNHH Yusen Logistics Việt Nam cho rằng, qua 5 năm thực hiện Nghị định 08/2015/NĐ-CP và 1 lần sửa đổi tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP không tránh khỏi vướng mắc của cả cơ quan Hải quan và DN. Qua lần sửa này, DN kỳ vọng ban soạn thảo có thể đưa vào các quy định giải quyết triệt để vướng mắc đã phát sinh vừa qua. Bên cạnh đó tiếp tục duy trì đà cải cách để cải tiến quy trình thủ tục giúp DN dễ dàng tuân thủ mà vẫn đảm bảo công tác quản lý. Đồng thời việc sửa nghị định lần này cần rà soát để phù hợp thông lệ quốc tế cũng như văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan. Tại hội thảo DN rất quan tâm đến quy định về đại lý hải quan và điều kiện quản lý vận hành và thủ tục cho hàng hóa ra vào kho ngoại quan, kho CFS.

Tại hội thảo, nhiều DN cũng nêu các ý kiến góp ý liên quan đến vấn đề XNK tại chỗ, DN ưu tiên, vấn đề tạm nhập tái xuất, hay kiểm tra sau thông quan… Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành nhấn mạnh, ban soạn thảo đồng ý với các ý kiến đề xuất rà soát loại bỏ bớt các báo cáo, các loại chứng từ không cần thiết. “Trong thực thi công chức không thể cứ yêu cầu bất cứ thông tin gì không có căn cứ, tới đây sẽ quy định cụ thể tại nghị định công chức chỉ được yêu cầu DN cung cấp chứng từ theo quy định. Về các ý kiến mở rộng điều kiện công nhận doanh nghiệp ưu tiên, Phó Tổng cục trưởng cho biết, so với các nước, số DN ưu tiên của Việt Nam không nhiều, đặc biệt DN ưu tiên chủ yếu là các DN lớn, không có DN vừa và nhỏ mặc dù họ là người chấp hành quy định pháp luật tốt. Chính vì vây, đây cũng là vấn đề cần phải nghiên cứu sửa đổi.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều