SCIC sẽ thoái vốn tại 88 doanh nghiệp trong năm 2021

(HQ Online) - Theo danh sách doanh nghiệp mà Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) dự kiến sẽ thoái vốn trong năm 2021, có nhiều DN lớn với giá trị thoái vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
SCIC sẽ thoái vốn tại 88 doanh nghiệp trong năm 2021
Dự kiến SCIC sẽ thoái vốn tại 88 doanh nghiệp trong năm 2021.

Hàng loạt DN lớn đã có mặt trong danh sách thoái vốn của SCIS năm 2021, trong đó phải kể đến các đơn vị như Tổng công ty như Sông Đà, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty Licogi...

Bên cạnh đó, còn có nhiều tên tuổi như Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Công ty CP Nhựa TN Tiền Phong; CTCP FPT; Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty Thăng Long, Tập đoàn Dệt May, Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam (Seaprodex); Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex), Tổng công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam (Viwaseen)…

Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, trong 3 tháng đầu năm, SCIC đã thực hiện thoái vốn tại 9 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tập đoàn Viettel, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Thái Sơn với tổng giá trị là 234 tỷ đồng, thu về 2.081 tỷ đồng.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

(HQ Online) - Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đọc tiếp

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều