Phòng ngừa rủi ro khi doanh nghiệp Việt Nam “đem chuông đi đánh xứ người”

(HQ Online) - Thị trường toàn cầu còn nhiều thách thức đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh quốc tế, nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh chóng.
Doanh nghiệp hái quả ngọt trên con đường phát triển bền vững
Thể chế hoá tiêu chuẩn cho doanh nghiệp phát triển bền vững
Nỗ lực đưa quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp đi vào thực chất
Phòng ngừa rủi ro khi doanh nghiệp Việt Nam “đem chuông đi đánh xứ người”
Các diễn giả tham gia thảo luận tại sự kiện.

Trong khuôn khổ sự kiện VIAC SYMPOSIUM 2024: “Thương mại và Đầu tư Xuyên biên giới trong bối cảnh kinh tế biến động: Tranh chấp và Trọng tài” được tổ chức vào 2 ngày 26 và 27/6, thảo luận về chủ đề “Doanh nghiệp Việt Nam vươn ra quốc tế trong bối cảnh kinh tế biến động”, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, nền kinh tế đang cần nhiều hơn những doanh nghiệp Việt Nam tiên phong, "bơi ra biển lớn", sẵn sàng và kiên trì với cạnh tranh toàn cầu.

Nhưng thực tế cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đang gặp nhiều trở lực, dù vẫn đạt kim ngạch tăng trưởng khả quan. Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chỉ ra những thách thức, trong đó có xu hướng bảo hộ và các hàng rào thương mại trong xuất khẩu; tiêu chuẩn cao của hàng hoá xuất khẩu như phát triển xanh, phát triển bền vững, giảm phát thải…

Về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 4/2024, có 1.733 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn hiệu lực, với số vốn đăng ký 22,22 tỷ USD, với các lĩnh vực về dầu khí, gas , khai khoáng; nông lâm nghiệp, thương mại, xây dựng, bất động sản… trên nhiều thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa, Giám đốc Chương trình chính sách công, Đại học Fulbright Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIART) trực thuộc VIAC cũng chỉ ra nhiều rủi ro, trong đó thường trực nhất là rủi ro về chính trị, chính sách và pháp luật... do thiếu thông tin dự báo, không thể đo lường được.

Vì thế, để ứng phó với những rủi ro nêu trên, các chuyên gia cho rằng, cần những bộ kỹ năng cần thiết để phòng ngừa, quản lý rủi ro pháp lý, xử lý tranh chấp trong kinh doanh khi hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam “đem chuông đi đánh xứ người”.

Ông Vũ Văn Chung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư và điều ước quốc tế có liên quan. Nên nhà đầu tư, doanh nghiệp cần nghiên cứu và tìm hiểu cho thấu đáo về luật pháp, chính sách, điều kiện và cơ hội đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư nhằm hạn chế các rủi ro không đáng có; cũng như lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn đầu tư tư phù hợp với thế mạnh và khả năng của mình.

Ông Chung cũng nhấn mạnh cần có sự liên kết chặt chẽ và hiệu quả hơn giữa các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp lớn mang tính dẫn dắt hoặc thông qua các hiệp hội doanh nghiệp nhằm tận dụng tối đa kinh nghiệm, lợi thế, sức mạnh của nhau để đem lại hiệu quả cho tất cả các bên và hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trên cùng địa bàn.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, khi xảy ra tranh chấp, rủi ro trong hoạt động thương mại, đầu tư trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần tìm đến trọng tài thương mại hoặc trung tâm hoà giải để được hỗ trợ.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Áp thuế Tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường đảm bảo hài hòa lợi ích

Áp thuế Tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường đảm bảo hài hòa lợi ích

(HQ Online) - Việc áp thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường phải đảm bảo hài hòa các lợi ích và đặt lợi ích người tiêu dùng là trên hết. Có như vậy, các DN cũng sẽ hướng tới sự bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dần dần thay đổi văn hóa của người sử dụng, người sản xuất thực phẩm, hướng tới những sản phẩm an toàn cho người dùng.
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán

3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán

(HQ Online) - Việc sửa Luật Chứng khoán nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc mang tính cấp bách trong thực tiễn, thực hiện các đề xuất, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền và bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.

Đọc nhiều