Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ

(HQ Online) - Theo dự báo dịch vụ toàn cầu (GSF) mới nhất của Airbus, thị trường dịch vụ hàng không thương mại tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng gấp đôi giá trị từ mức 52 tỷ USD hiện nay lên 129 tỷ USD vào năm 2043.
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng Thị trường khả quan, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất
Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ
Sự phát triển của ngành hàng không sẽ cần một số lượng lớn linh kiện công nghiệp.

Con số này đạt được do nhu cầu về khoảng 19.500 máy bay mới và lưu lượng hành khách hàng không trong khu vực có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 4,81%.

Theo dự báo, giá trị thị trường của phân khúc bảo dưỡng máy bay sẽ tăng hơn gấp đôi từ 43 tỷ USD lên 109 tỷ USD; phân khúc cải tiến và nâng cấp máy bay dự kiến ​​sẽ tăng trưởng tương tự từ 5,1 tỷ USD lên 13 tỷ USD; trong khi phân khúc đào tạo và vận hành dự kiến ​​sẽ tăng từ 4,1 tỷ USD trong năm 2024 lên 7,6 tỷ USD vào năm 2043.

Airbus dự báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần 999.000 chuyên gia lành nghề mới (gần 45% số nhân lực toàn cầu) trong 20 năm tới, bao gồm 268.000 phi công mới, 298.000 nhân viên kỹ thuật mới và 433.000 tiếp viên hàng không mới.

Đặc biệt, sự phát triển này của ngành hàng không sẽ cần một số lượng lớn linh kiện công nghiệp hỗ trợ.

Ông Ishida Takayuki, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn - Đầu tư - Phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản (VI-JA CID) cho hay, nhu cầu đối với máy bay thương mại trong 20 năm tới dự kiến ​​khoảng 36.000 chiếc (máy bay phản lực); thị trường máy bay thương mại toàn cầu sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm khoảng 5% trong 20 năm tới.

Trong đó, tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của thị trường hàng không đang đứng thứ 5 trên thế giới, số 1 khu vực Đông Nam Á. Vì thế, ông Ishida Takayuki cho rằng, những dữ liệu trên cho thấy cơ hội rất lớn để gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ của Việt Nam.

Nhưng lãnh đạo Công ty VI-JA CID cũng nêu thực tế, công nghiệp sản xuất linh phụ kiện cho máy bay là một lĩnh vực tương đối mới, nên Việt Nam chưa có nhà sản xuất nội địa nào đủ tiêu chuẩn tham gia vào chuỗi cung ứng máy bay.

Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ
Hội thảo về đào tạo và chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ngành hàng không - AS9100.

Phát biểu tại Hội thảo về đào tạo và chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ngành hàng không - AS9100 do Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (Hansiba) tổ chức vào ngày 24/9/2024, ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Hansiba cho hay, ngành công nghiệp chế tạo cho lĩnh vực hàng không, vũ trụ tại Việt Nam tuy còn mới nhưng đang có những bước chuyển mình nhanh chóng và sẽ có tác động lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác.

Theo ông Hoàng, việc đáp ứng được các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật và chất lượng đối với ngành công nghiệp chế tạo hàng không, vũ trụ là điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội nói riêng tham gia được vào chuỗi sản xuất cung ứng, linh kiện hàng không, vũ trụ của thế giới. Trong đó, việc được cấp giấy chứng nhận AS9100 sẽ là “giấy thông hành” để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu với các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực này.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Vũ Mạnh Giáp, Phó giám đốc Công ty Cổ phần chính xác TCI cho biết, việc hiểu về các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế như AS9100 sẽ giúp doanh nghiệp nắm được cơ hội để có chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng và máy móc. Nhưng ông Giáp chia sẻ, do doanh nghiệp cũng đang đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất quốc tế để sản xuất linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI, nên việc chuyển đổi không quá khó khăn, nhưng vấn đề ở chỗ là làm thế nào để doanh nghiệp kết nối được với các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị hàng không, vũ trụ toàn cầu.

Vì thế, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực tìm kiếm cơ hội qua thương mại điện tử, qua các chương trình xúc tiến cũng như hoạt động giao thương của các tổ chức, hiệp hội. Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp tích cực chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, khách hàng, thị trường cũng như hợp tác sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ để tham gia chuỗi sản xuất cung ứng linh kiện hàng không, vũ trụ toàn cầu.

Chia sẻ mới đây, bà Cristina Aguilar Grieder, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách Dịch vụ khách hàng của Airbus cho biết, Airbus sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hãng hàng không và ngành hàng không nói chung để thích ứng với những cơ hội mà thị trường mang tới.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%

Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%

(HQ Online) - Đánh dấu 1 thập kỷ phát triển, WinCommerce (đơn vị vận hành hệ thống siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+/WiN) triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm. Trong đó, toàn hệ thống sẽ phủ đầy hàng hóa với giá bình ổn, kèm theo vô vàn khuyến mại và các hoạt động vui chơi giải trí “săn” quà tặng hấp dẫn nhằm tri ân tất cả khách hàng đã đồng hành trong suốt thời gian qua.
Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” tại Quảng Nam

Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” tại Quảng Nam

(HQ Online) - Vừa qua, Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường”, mang 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính trao tận tay 200 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại 2 huyện miền núi của Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My.

Đọc nhiều