Nguyên liệu, vật tư dư thừa, sản phẩm gia công không bị giới hạn thời gian được phép tồn kho

(HQ Online) - Đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, theo chính sách pháp luật về thuế hiện hành không bị giới hạn về thời gian tối đa được phép tồn kho, không giới hạn thời hạn tối đa phải thay đổi mục đích sử dụng.
Nguyên liệu nhập đã chuyển mục đích sử dụng và thuê doanh nghiệp khác gia công không được miễn thuế
Hàng xuất khẩu được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu không được miễn thuế
Số lượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương vẫn sử dụng đúng mục đích thì không bị ấn định thuế

Trong quá trình xử lý đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh băn khoăn, đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công xuất khẩu nhưng sản phẩm không được xuất khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu dư thừa nhưng doanh nghiệp còn lưu giữ tại kho, chưa có nhu cầu cần thay đổi mục đích sử dụng thì theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 10 Nghị định134/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định 18/2021/NĐ-CP, người nộp thuế có phải đăng ký tờ khai hải quan mới, kê khai nộp thuế đối với cơ quan Hải quan không và thực hiện kê khai khi nào và loại hình kê khai tờ khai nào?

Công chức Chi cục Hải quan cảng Sài gòn KV1 làm việc trong những ngày TPHCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 (ảnh bên) Ảnh: Thu Hòa
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cảng Sài gòn KV1. Ảnh: Thu Hòa

Theo Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, đối với nguyên liệu dư thừa hoặc sản phẩm không xuất khẩu được của loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, tùy theo tính chất ngành hàng cần quy định cụ thể thời gian buộc phải thay đổi mục đích sử dụng vì có trường hợp chuyển tồn theo dõi qua nhiều năm. Trong khi đó, hiện nay không có quy định chế tài cụ thể bao lâu thì buộc phải khai thay đổi mục đích sử dụng cũng gây khó khăn cho cơ quan Hải quan trong quản lý, theo dõi.

Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan tại Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP thì đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công xuất khẩu nhưng sản phẩm không được xuất khẩu hoặc hàng hóa là nguyên liệu, vật tư dư thừa doanh nghiệp còn lưu giữ tại kho, chưa có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng thì doanh nghiệp không phải kê khai tờ khai hải quan mới và nộp thuế.

Đối với nguyên liệu dư thừa hoặc sản phẩm không xuất khẩu được của loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu doanh nghiệp phải kê khai trên báo cáo nhập-xuất- tồn theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành không bị giới hạn về thời gian tối đa được phép tồn kho, không giới hạn thời hạn tối đa phải thay đổi mục đích sử dụng.

Tuy nhiên, trường hợp, cơ quan Hải quan phát hiện có dấu hiệu gian lận, trốn thuế hoặc có các hành vi vi phạm khác gây thất thu cho ngân sách nhà nước thì sẽ tiến hành kiểm tra sau thông quan để thực hiện ấn định thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều