NCB thông qua kế hoạch tăng vốn lên hơn 11.800 tỷ đồng đến 2025

(HQ Online) - Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) tổ chức vào ngày 8/4 đã thông qua phương án phát hành riêng lẻ thêm tối đa 620 triệu cổ phiếu, tương đương 111% vốn điều lệ, nhằm tăng vốn điều lệ từ 5.601 tỷ đồng lên 11.800 tỷ đồng.
NCB chính thức tăng vốn lên 5.600 tỷ đồng
Đại hội đồng cổ đông NCB thông qua mục tiêu lợi nhuận tăng 20% trong năm 2022
Biến động nhân sự cấp cao tại NCB sẽ "yên ắng" sau đại hội cổ đông tới đây?
Tăng vốn gấp đôi thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ.
ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch tăng vốn gấp đôi nhờ phát hành cổ phiếu riêng lẻ.

Theo kế hoạch được ĐHĐCĐ thông qua, năm 2023, NCB đặt mục tiêu đến cuối năm 2023, quy mô tổng tài sản đạt 94.500 tỷ đồng, tăng 5,2% so với năm trước; huy động khách hàng đạt 78.000 tỷ đồng và cho vay khách hàng đạt 57.700 tỷ đồng, tăng lần lượt 6,3% và 20,9% so với năm 2022. Quy mô khách hàng mục tiêu là 1 triệu khách hàng.

Đặc biệt, theo HĐQT NCB, kinh tế năm 2023 của Việt Nam không chỉ nằm trong khó khăn chung của thế giới, mà còn gắn với những bất cập, tồn tại và hạn chế của nội tại nền kinh tế. Đối với ngành ngân hàng, bên cạnh những “gam màu” tươi sáng đã đạt được thì vẫn còn tồn tại những thách thức như rủi ro vỡ nợ chéo từ trái phiếu, bộ đêm thị trường vốn còn mỏng.

Vì thế, năm nay, NCB đặt kế hoạch lợi nhuận trước trích lập theo phương án cơ cấu lại năm 2023 đạt 16 tỷ đồng, giảm khá nhiều so với con số thực hiện năm 2022 là 41,2 tỷ đồng.

Để đạt được các kế hoạch trên, NCB cho biết sẽ tập trung khai thác phân khúc khách hàng cá nhân là các khách hàng cao cấp, khách hàng có thu nhập cao, đồng thời tập trung khai thác nhóm khách hàng trẻ, thường xuyên giao dịch trực tuyến, ưa thích sử dụng sản phẩm dịch vụ số và cuộc sống số.

Năm 2022, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích lập dự phòng rủi ro đạt 309 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo cam kết của NCB với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) NCB quyết định dùng toàn bộ lợi nhuận để trích lập các khoản cần xử lý theo Phương án cơ cấu lại đã được NHNN phê duyệt, do đó lợi nhuận trước thuế của NCB còn lại 1,2 tỷ đồng và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 1,2 tỷ đồng

Ngoài ra, ĐHĐCĐ cũng thông qua việc phát hành riêng lẻ thêm tối đa 620 triệu cổ phiếu, tương đương 111% vốn điều lệ, với tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 6.200 tỷ đồng, nhằm tăng vốn điều lệ từ 5.601 tỷ đồng lên 11.800 tỷ đồng. Thời gian dự kiến phát hành và hoàn thành là từ 2023-2025.

Ngân hàng cho biết việc tăng vốn là cần thiết nhằm nâng cao năng lực tài chính và các chỉ số đảm bảo an toàn hoạt động, nâng cao khả năng phòng ngừa các rủi ro phát sinh, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh hướng tới đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho khách hàng, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn đối với một số khách hàng doanh nghiệp và các khách hàng liên quan.

Trả lời cổ đông về kế hoạch tăng vốn này, bà Bùi Thị Thanh Hương, Chủ tịch HĐQT NCB cho biết, mục đích tăng vốn của ngân hàng lên 11.800 tỷ đồng phần lớn do kế hoạch trong lộ trình tăng vốn của Đề án tái cơ cấu cũ của NCB đã được NHNN thông qua. Thời gian thực hiện trong 3 năm là theo lộ trình của đề án, nhưng hy vọng có thể “chạy” nhanh hơn và không muộn hơn năm 2025.

Về lý do phát hành cổ phiếu riêng lẻ thay vì phát hành cho cổ đông hiện hữu, Chủ tịch HĐQT NCB cho biết, việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cũng giúp ngân hàng tìm các cổ đông có năng lực quản trị điều hành, có công nghệ và cũng có thể là cổ đông nước ngoài để nâng cao năng lực cho ngân hàng.

Nói về đối tác, cổ đông nước ngoài của NCB trước một số thương vụ nhà đầu tư Nhật Bản mua cổ phần ngân hàng Việt, bà Bùi Thị Thanh Hương cho biết, NCB cũng có một số cổ đông nước ngoài từ Nhật Bản, Anh quốc, dù chưa phải cổ đông lớn nhưng số cổ phần sở hữu cũng không nhỏ. Vì thế, theo bà Hương, việc NCB khoá tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 9% để đảm bảo lựa chọn đúng thời điểm, đúng đối tác đầu tư theo cam kết của đề án tái cơ cấu.

Cũng tại ĐHĐCĐ, cổ đông NCB cũng bày tỏ quan ngại khi nợ xấu qua các năm của NCB tăng cao, năm 2022, tỷ lệ nợ xấu của NCB đã tăng lên tới 17% tổng dư nợ.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Tuấn, Phó Tổng Giám đốc thường trực NCB cho biết, từ tháng 6/2022, những quy định về tái cơ cấu nợ cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 hết hiệu lực, rồi đến những vấn đề trên thị trường tài chính, bất động sản nên dù đã cố gắng tích cực trong hoạt động xử lý nợ nhưng nợ xấu của ngân hàng vẫn bị ảnh hưởng.

Trong năm 2022, NCB đã thu hồi được 9.000 tỷ đồng cả gốc lãi, đây là con số đáng ghi nhận, cao hơn so với các năm trước, nhưng khả năng phục hồi của khách hàng yếu hơn nên chuyển thành nợ xấu. Vì thế, ông Tuấn cho hay, trong năm 2023, NCB đặt mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu từ 2 con số xuống 1 con số và đến năm 2025 sẽ đưa về mức dưới 3% theo quy định của NHNN. NCB sẽ hoán đổi tài sản không sinh lời, xử lý nợ xấu và các khoản nợ tồn đọng, tiến hành phân loại nợ, những tài sản không có khả năng trả nợ thì triển khai các giải pháp về thu giữ, tố tụng hoặc bán đấu giá tài sản đảm bảo để giữ vốn ngân hàng.

Trả lời về những ảnh hưởng của thị trường tài chính – ngân hàng đến hoạt động của NCB, bà Bùi Thị Thanh Hương cho hay, NCB luôn đặt vấn đề an toàn thanh khoản lên hàng đầu, hiện duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản duy trì ở mức 24,09%, cao gấp đôi tỷ lệ quy định của NHNN.

Ngoài ra, ĐHĐCĐ NCB cũng thông qua miễn nhiệm 2 thành viên Ban Kiểm soát là bà Trần Thị Hà Giang- Trưởng Ban Kiểm soát và bà Trần Thị Minh Huệ, đều có đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân. Đồng thời, thông qua bầu Ban Kiểm soát mới gồm 3 thành viên mới.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Với mục tiêu đưa cảng Chu Lai trở thành trung tâm kết nối logistics, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong nước, Công ty Giao nhận Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối hoạt động giao nhận vận chuyển đường bộ - cảng biển - đường biển, tối ưu hóa chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản.
Ứng dụng công nghệ AI, sản phẩm của TECHPRO nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

Ứng dụng công nghệ AI, sản phẩm của TECHPRO nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

(HQ Online) - Bằng việc áp dụng các công nghệ mới từ trí tuệ nhân tạo (AI), nhận diện khuôn mặt… sản phẩm giải pháp quản lý sảnh Smart Visitor Meeting Solution (VIME) của Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ TECHPRO đã vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê 2024 tại hạng mục Quản trị doanh nghiệp.
Tiếp tục "tranh cãi" về khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

Tiếp tục "tranh cãi" về khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

(HQ Online) - Trong văn bản lần thứ 3, tập thể 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam chiếm 85% thị phần toàn ngành đã tiếp tục phản đối việc nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng theo lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát (HPG), việc này nhằm ủng hộ sản xuất trong nước.

Đọc nhiều