Máy móc, thiết bị, dụng cụ tạm nhập tái xuất có được hoàn thuế?

(HQ Online) - Trước vướng mắc của Công ty CP Dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi PTSC (gọi tắt là DN) về vấn đề hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ TNTX, Tổng cục Hải quan đã có trả lời cụ thể.
Hàng nhập khẩu sau đó tái xuất vào khu phi thuế quan có được hoàn thuế?
Nguyên liệu của lô hàng XK tái nhập sau đó đã tái xuất có được hoàn thuế?

Theo Tổng cục Hải quan, điểm đ, khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan quy định về nghĩa vụ của người khai hải quan là chủ hàng hóa: “lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thông quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa XNK đã được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy định; xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan Hải quan yêu cầu kiểm tra theo quy định tại Điều 32, 79 và 80 của Luật này”.

Điểm đ khoản 1 Điều 19 Luật Thuế XK, thuế NK quy định: “Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép TNTX, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan. Số tiền thuế NK được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái XK tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết giá trị sử dụng thì không được hoàn lại thuế NK đã nộp”.

Hải quan Quảng Ngãi kiểm tra hàng hóa nhập khẩu.	 Ảnh: T.H
Hải quan Quảng Ngãi kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: T.H

Điều 35 Nghị định 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định: “Người nộp thuế có trách nhiệm tư kê khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tỷ lệ mức khấu hao, phân bổ trị giá hàng hóa trong thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kế toán khi đề nghị cơ quan Hải quan hoàn thuế để làm cơ sở tính tỷ lệ trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa”.

Cũng tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC quy định: “Đối với hàng hóa NK là hàng đi thuê, trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán để thuê hàng hóa và các khoản chi phi khác mà người đi thuê phải trả để đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với các chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi thuê. Đối với hàng hóa NK là hàng đi mượn, trị giá hải quan là toàn bộ các chi phí mà người đi mượn phải trả để đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với các chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi mượn”.

Đối chiếu với các quy định trên, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp, máy móc, thiết bị, dụng cụ TNTX thuộc đối tượng hoàn thuế theo điểm đ, khoản 1 Điều 19 Luật Thuế XK, thuế NK, Điều 35 Nghị định 134/2016/NĐ-CP nhưng DN không quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán đối với hàng hóa tạm nhập, không có cơ sở xác định tỷ lệ múc khấu hao, phân bổ trị giá hàng hóa trong thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kế toán thì cơ quan Hải quan không có cơ sở để xử lý hoàn thuế cho DN.

Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, công cụ TNTX là hàng hóa đi thuê, đi mượn, trị giá hải quan được xác định theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC, trị giá hải quan không tính trên toàn bộ trị giá hàng hóa, do đó, không có quy định hoàn thuế thuế NK DN đã nộp.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều