Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng

(HQ Online) - Một trong những vấn đề được chú ý tại dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) là các quy định liên quan đến ưu đãi thuế, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần chú trọng đến các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng của nền kinh tế.
Sửa đổi thuế Thu nhập doanh nghiệp để thực hiện Trụ cột 2 về thuế tối thiểu toàn cầu Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng nào? Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Tổ 2. Ảnh: Quốc hội
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Tổ 2. Ảnh: Quốc hội

Chú trọng ưu đãi thuế cho tăng trưởng

Tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) vào ngày 22/11, các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật này.

Đồng tình với các nội dung tại dự thảo Luật, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) cho rằng, những điều chỉnh này không chỉ đáp ứng yêu cầu thực tiễn mà còn phù hợp với những yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế, đảm bảo tính đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.

Theo đại biểu, trong những năm qua, tình hình thu, chi ngân sách nhà nước đã có những tín hiệu tích cực. Năm 2024, dự toán thu ngân sách được đặt ở mức 1,7 triệu tỷ đồng, nhưng ước tính có thể vượt dự toán 10%.

Đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy nỗ lực quản lý tài chính hiệu quả, đồng thời góp phần giảm nợ công và bội chi ngân sách so với GDP.

Vì thế, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng cần thiết lập các chính sách ưu đãi thuế mạnh mẽ hơn, đặc biệt đối với các ngành mang tính động lực tăng trưởng như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức.

Theo đại biểu, đây là những lĩnh vực chủ chốt, cần được chú trọng hỗ trợ về thuế để thúc đẩy phát triển, tạo đà cho sự chuyển đổi và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Ngoài ra, đại biểu cũng bày tỏ sự quan tâm đến lĩnh vực báo chí và truyền thông, nên cần có các chính sách thuế ưu đãi trong bối cảnh còn khó khăn.

Ảnh: H.Dịu
Cần phải kết hợp chính sách tạo động lực sản xuất kinh doanh. Ảnh: H.Dịu

Ủng hộ việc ưu đãi thuế suất cho lĩnh vực văn hóa, tuy nhiên theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM), cần có sự phân loại và mức ưu đãi thuế phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể, tránh việc ưu đãi quá mức đối với các hoạt động mang tính thương mại cao.

Ví dụ, cần phân biệt giữa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ giáo dục, bảo tồn các giá trị di sản và các hoạt động mang tính giải trí thuần túy, có doanh thu cao.

Đại biểu cũng lưu ý, hiện nay game là lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận rất cao, cần được quản lý chặt chẽ và áp dụng mức thuế phù hợp.

Đối với các ngành công nghệ mới như chip bán dẫn, đại biểu cho rằng, cần kết hợp giữa mức thuế suất ưu đãi và các chính sách ưu đãi khác để thu hút đầu tư.

Kết hợp chính sách phù hợp

Về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư mới thuộc diện áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, dự thảo Luật đã bổ sung các chính sách ưu đãi thuế đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư mới, các nhà đầu tư lớn, chiến lược.

Tuy nhiên, với hiệu lực của Nghị quyết số 107/2023/QH15 về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung (thuế tối thiểu toàn cầu), đồng thời với việc được hưởng các ưu đãi miễn giảm thuế đặc biệt, các nhà đầu tư lớn (có doanh thu toàn cầu trên 750 triệu Euro/năm) sẽ vẫn phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung ở mức 15%.

Vì thế, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định mức thuế suất 15% áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc diện phải chịu thuế tối thiểu toàn cầu để không tạo ra chi phí quản lý và các thủ tục hành chính không cần thiết cho cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

Cùng với các chính sách về thuế, đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân (đoàn TPHCM) cho rằng, cần phải kết hợp với các chính sách tạo động lực cho nhà đầu tư và doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh để qua đó nguồn thu ngân sách được tăng lên từ sự gia tăng thu nhập chịu thuế, đồng thời đảm bảo tính bền vững hơn trong ngân sách.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Bất ổn địa chính trị đe dọa sự tăng trưởng phát triển của ngành Logistics

Bất ổn địa chính trị đe dọa sự tăng trưởng phát triển của ngành Logistics

(HQ Online) - Theo báo cáo Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2024 được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố ngày 29/11/2024, năm 2024, ngành Logistics Việt Nam đã có sự phục hồi đáng kể so với năm 2023. Tuy nhiên, những bất ổn địa chính trị tiếp tục gia tăng được nhận định sẽ đe dọa sự phát triển ổn định của ngành này.

Đọc tiếp

Đánh thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để ngăn đầu cơ

Đánh thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để ngăn đầu cơ

(HQ Online) - Để có mức độ điều tiết hợp lý, tránh tình trạng đầu cơ, bong bóng bất động sản, Bộ Tài chính cho rằng có thể nghiên cứu để thực hiện thu thuế đối với thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ như kinh nghiệm của một số nước.
Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân

(HQ Online) - Bộ Tài chính vừa hoàn thiện đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và chính thức lấy ý kiến rộng rãi. Với việc sửa đổi, bổ sung gần 90% tổng số điều của Luật thuế TNCN hiện hành, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép lập đề nghị xây dựng dự án Luật thuế TNCN thay thế hệ thống chính sách thuế TNCN. Dự kiến dự án được Quốc hội thông qua vào tháng 5/2026.

Đọc nhiều