Mặt hàng phân bón có phải chịu thuế GTGT theo quy định tại Luật số 71/2014/QH13?

(HQ Online) - Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh gặp vướng mắc trong quá trình xử lý thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng khai báo là phân bón. Theo đó, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh thắc mắc mặt hàng nhập khẩu có tên “phân Nova N-K” được cơ quan quản lý chuyên ngành xác định là “phân bón” có phải chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Luật số 71/2014/QH13?
Quy định rõ hơn về hoàn thuế giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản
Sửa quy định về thuế giá trị gia tăng, khuyến khích hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Cơ quan Hải quan chỉ hoàn thuế giá trị gia tăng nộp thừa ở khâu nhập khẩu

Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, tại khoản 1 Điều 3 Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế quy định thì mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Phân bón không phải đối tượng chịu thuế GTGT từ 1/1//2015 đến nay. Ảnh: internet.
Phân bón không phải đối tượng chịu thuế GTGT. Ảnh: internet.

Khoản 1 Điều 4 Thông tư 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chung về áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng theo danh mục Biểu thuế giá trị gia tăng quy định: “Trường hợp hàng hoá được quy định cụ thể thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% hoặc 10% theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định tại các văn bản đó; trừ hàng hoả là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản; thiết bị, dụng cụ y tế thực hiện theo quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 4 Thông tư này”.

Căn cứ ý kiến của Cục Bảo vệ thực vật- cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc Bộ NN&PTNT nêu tại công văn số 1702/BVTV QLPB ngày 24/9/2021 thì trường hợp: “Công ty CP TM XNK VNT đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam số 2785/QĐ-BVTV-PB ngày 9/12/2019 theo quy định tại Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón, trong đó, có phân bón phân Nova N-K. Thông tin cụ thể như sau: Tên phân bón; phân Nova N-K; chỉ tiêu chất lượng: Ns: 13,5%; K2O nh 46%; Độ ẩm: 1%; Loại phân bón: phân kali nitrat; Mã số phân bón: 23105. Theo quy định chuyển tiếp tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 84/2019/NĐ CP “Loại phân bón, thành phần, tên thành phần trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành chưa phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón được sử dụng Phụ lục 5 ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP làm căn cứ để chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phân bón cho đến khi hết thời hạn ghi trong Quyết định”. Như vậy, phân bón có tên “phân Nova N-K” nêu trên là phân bón trong thời hạn hiệu lực của Quyết định số 2785/QĐ-BVTV-PB và thuộc sự điều chỉnh của quy định pháp luật về lĩnh vực phân bón”.

Tổng cục Hải quan cho biết, đối chiếu với các văn bản nêu trên, trường hợp mặt hàng nhập khẩu có tên “phân Nova N-K” được cơ quan quản lý chuyên ngành xác định là “phân bón”, thuộc sự điều chỉnh của quy định pháp luật về lĩnh vực phân bón và thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật số 71/2014/QH13.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Hướng tới thực thi có hiệu quả thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

Hướng tới thực thi có hiệu quả thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

(HQ Online) - Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, việc tính thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) trong thực thi thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC) cho phép giảm trừ giá trị tài sản hữu hình và tiền lương khi tính lợi nhuận tính thuế bổ sung. Điều này thể hiện quan điểm của quy định về thuế TTTC là khuyến khích hoạt động đầu tư thực chất hiện hữu tại quốc gia nhận đầu tư thông qua sự tồn tại của tài sản hữu hình và nhân công.

Đọc nhiều